Số lượt truy cập
Hôm nay 1925
Hôm qua 58866
Tuần này 165495
Tháng này 3203321
Tất cả 192998905
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ ba, 13/09/2022
Khởi sắc ở làng nghề sản xuất cá giống Minh Tâm

Những năm qua, nghề sản xuất và di ương cá giống đã đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người nuôi trồng thủy sản ở xã Minh Tâm huyện Thiệu Hóa. Mô hình này ngày càng phát triển mạnh cả về diện tích và sản lượng, góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm cho nhiều lao động.

Việc áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất đã giúp cho nhiều hộ nuôi cá giống ở xã Minh Tâm huyện Thiệu Hóa chủ động được rất nhiều công đoạn trong quá trình sản xuất, từ khâu chọn cá giống, chuẩn bị ao, bể thả, xử lý môi trường đến chăm sóc... góp phần nâng cao chất lượng cá giống mang lại thu nhập cao cho người dân.

Gia đình Trần Văn Tuân ở  Thôn Đồng Tiến có truyền thống sản xuất cá giống, tiếp bước cha ông, anh Tuân gắn bó với nghề cá gần 30 năm, từ những ngày đầu chỉ làm theo kinh nghiệm truyền thống, sau thời gian tìm hiểu học hỏi kỹ thuật anh Tuân đã đầu tư xây dựng hệ thống ương nuôi cá giống hiện đại, bể chứa nước bằng xi măng có hệ thống sục khí để luyện và rèo cá, chuyên ương nuôi các loại cá giống như cá Lăng, chép V1, cá trắm đen, cá chim trắng, rô phi Bảo lộc… Anh Tuân chia sẻ Tôi sinh ra ở Thiệu Tâm là địa phương, có bề dày truyền thống về nghề sản xuất cá bột, cá giống. Tiếp nối truyền thống cha ông, 20 tuổi vào nghề. Chúng tôi học hỏi các tỉnh bạn, đem con giống tốt cho bà con, chúng tôi sắm sửa những chuyên dụng tốt, xe chuyên dụng, oxy, luyện con thế nào để đẹp, đưa đến cho bà con sản phẩm tốt nhất).

Để có được đàn cá giống khỏe mạnh, các công đoạn từ chuẩn bị ao, bể thả, xử lý môi trường đến chăm sóc, quản lý đều được anh Tuân thực hiện rất bài bản theo đúng quy trình kỹ thuật. Trong trình ương nuôi thâm canh, đánh bắt, vận chuyển khi mang đi tiêu thụ đều phải có kỹ thuật. Cá giống phải khỏe mạnh, không xây xát, không bị dịch bệnh, kích cỡ đồng đều, đảm bảo thả nuôi thương phẩm mới có thể xuất bán. Sau mỗi lứa thu hoạch cá giống, cần tháo hết nước trong ao, bể, rồi rắc vôi bột khử trùng, hoặc xử lý bằng các chế phẩm sinh học trước khi thả ương nuôi đợt giống mới. Ngoài trắm trôi, mè, chép, Trại còn đưa con giống năng suất cao, mới nhập kể cả từ nước ngoài về như cá lăng, nheo mỹ, rô phi bảo lộc, diêu hồng vấn, đưa đến cho bà con có con giống tốt nhất. Mỗi năm, xuất bán ra thị trường từ 200 – 300 tấn cá giống cho các hộ dân trong và ngoài tỉnh, doanh thu đạt từ 6 đến 8 tỷ đồng, thu lãi gần 1 tỷ đồng, tạo việc làm cho từ 5 đến 6 lao động với mức thu nhập từ 6 đến 8 triệu đồng/người/tháng.

Hiện nay, xã Minh Tâm huyện Thiệu Hóa trở thành nơi cung cấp cá giống lớn, có uy tín cho các vùng nuôi trồng thủy sản trong và ngoài tỉnh. Hầu hết các gia đình làm nghề nuôi cá giống lâu năm đều là những hộ khá, giàu. Nghề nuôi cá giống nước ngọt ở xã Minh Tâm đã và đang khẳng định được hiệu quả kinh tế:

Trao đổi với chúng tôi ông Nguyễn Đăng Sơn - PCT UBND xã Minh Tâm cho biết:  “Trong tiềm năng lợi thế phát triển nghề cá, trước kia xã Thiệu Tâm cũng đã thành lập HTX DV nghề cá ( nay là xã Minh Tâm). Đối với nghề cá là một thế mạnh, hàng năm cho doanh thu từ nghề cá trên dưới 30 tỷ, hiện tại xã đang có nhiều chính sách, cơ chế kích cầu, mở rộng nghề cá,, trong đề án xây dựng xã nông thôn mới nâng cao, xã đang có 60 ha mô hình cá lúa kết hợp. Trên địa bàn xã có 10 hộ kinh doanh nghề cá này, có 5 hộ nuôi cá bố mẹ. Nghề cá Minh Tâm đã và đang mở rộng địa bàn phục vụ đi khắp tỉnh, ngoài tỉnh, sang Lào, Campuchia”.

Các giống cá ở đây khá phong phú, gồm: trắm, trôi, mè, chép, rô phi bảo lộc, và một số loài cá đặc sản như lăng, nheo...Nhờ vào tổ hợp tác nên các khâu: cung cấp thức ăn cho cá, thuốc phòng trị bệnh, tư vấn kỹ thuật... được thực hiện thuận lợi hơn trước rất nhiều, giảm các khâu trung gian. Đặc biệt, việc tập hợp người làm nghề ương nuôi cá giống vào tổ hợp tác đã tạo sự đoàn kết, chia sẻ kinh nghiệm làm nghề, tránh cạnh tranh không lành mạnh giữa các hộ nuôi, thống nhất về giá cả, không tranh giành thị trường.

Từ một làng nghề sản xuất nhỏ lẻ, tự phát, hiện nghề sản xuất và nuôi ương cá giống ở xã Minh Tâm đã thành lập được Tổ hợp tác sản xuất và tiêu thụ cá giống, thu hút được 30 thành viên với tổng diện tích ao nuôi hơn 10 ha mặt nước, doanh thu đạt trên 30 tỷ đồng/năm. Có thể nói đây là thành công rất lớn của làng nghề sản xuất cá giống Đồng Tâm./.

 

Nguồn tin: Nguyễn Hữu Hùng - TT Khuyến nông Thanh Hóa
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 6743


Các tin khác:
  Phương pháp chăm sóc đàn gia súc, gia cầm trong mùa mưa bão (12/09/2022)
 Thanh Hóa: Bàn giao gà giống và thuốc thú y cho các hộ tham gia mô hình chăn nuôi gà thịt lông màu gắn với tiêu thụ sản phẩm năm 2022 (07/09/2022)
  Nuôi vịt trong nhà lạnh theo kỹ thuật của công ty CP (24/08/2022)
  Hiểu đúng câu tục ngữ "Cà làng Hạc ăn gãy răng" (24/08/2022)
  Thăm và kiểm tra các mô hình sản xuất lúa vụ Mùa thuộc chương trình khuyến nông địa phương năm 2022 (15/08/2022)
  Lợi ích và hiệu quả từ việc nuôi cá biển trong ao đất (15/08/2022)
  Một số quan tâm khi tự phối trộn thức ăn trong chăn nuôi (15/08/2022)
 Thanh Hóa : Hiệu quả mô hình sản xuất ngô sinh khối làm thức ăn xanh cho chăn nuôi gia súc (03/08/2022)
  Khởi nghiệp thành công nhờ nuôi vịt siêu thịt kết hợp nuôi cá nước ngọt (03/08/2022)
 Hiệu quả bước đầu mô hình “Chăn nuôi vịt thịt gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm” tại xã Xuân Hưng, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa (15/07/2022)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang