Số lượt truy cập
Hôm nay 23953
Hôm qua 39190
Tuần này 128657
Tháng này 3166483
Tất cả 192962067
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ tư, 07/09/2022
Phát triển nuôi tôm công nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Những năm qua, các địa phương trong tỉnh đã khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư chuyển đổi diện tích nuôi trồng thủy sản kém hiệu quả sang nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh, ứng dụng công nghệ cao đạt giá trị kinh tế cao

Khu nuôi tôm công nghệ cao của gia đình anh Nguyễn Ngọc Đoàn, phường Trúc Lâm (thị xã Nghi Sơn) cho hiệu quả kinh tế cao

Hiện nay, nuôi tôm trong ao nổi có mái che đang được người nuôi tôm công nghiệp trên địa bàn tỉnh quan tâm đầu tư. Đây là hình thức mang lại hiệu quả bền vững về mặt kinh tế cũng như môi trường với nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với cách nuôi truyền thống. Năm 2021, anh Nguyễn Ngọc Đoàn, phường Trúc Lâm (thị xã Nghi Sơn) đã nhận thầu 12,8 ha để đầu tư nuôi tôm công nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Trên diện tích này, anh đã đầu tư xây dựng 22 ao nổi có mái che, với diện tích 1,25 ha. Để nuôi tôm đạt hiệu quả cao, anh Đoàn đã áp dụng thực hiện theo 4 giai đoạn, mỗi giai đoạn từ 20 - 30 ngày, quá trình tôm phát triển sẽ được san ao để giảm dần mật độ nuôi. Ban đầu thả với mật độ 1.000 con/1m2, sau đó san ao giảm xuống 500 con/1m2, 250 con/1m2 và giai đoạn cuối khoảng 100 còn/1m2. Với hình thức nuôi này, sản lượng tôm thu hoạch mỗi vụ đạt 50 tấn/1 ha. Anh Nguyễn Ngọc Đoàn cho biết, với việc ứng dụng nuôi tôm thẻ chân trắng theo 4 giai đoạn này không lo thất bại vì nguồn nước nuôi được xử lý rất kỹ ở hệ thống ao lắng. Nuôi tôm trong ao nổi giúp người nuôi kiểm soát được nguồn thức ăn, giảm lượng thức ăn thừa, chủ động môi trường nước, không sử dụng kháng sinh, giảm lượng chất thải xả ra môi trường... quan trọng nhất là giảm tỉ lệ hao hụt đầu con, kiểm soát, giảm thiểu rủi ro mầm bệnh từ nguồn nước cấp.

Vụ xuân hè năm 2022, các vùng nuôi tôm tập trung ở huyện Hậu Lộc, Nga Sơn, Quảng Xương, Hoằng Hóa, thị xã Nghi Sơn cùng nhiều tổ chức, cá nhân đã đầu tư mở rộng diện tích nuôi tôm thâm canh công nghệ cao trong nhà màng, nhà lưới. Đến nay, diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh, ứng dụng công nghệ cao toàn tỉnh đạt 585 ha, với 658 hộ nuôi. Trong đó, 85 ha ứng dụng công nghệ cao trong nhà màng, nhà lưới, 500 ha thâm canh trong ao bạt ngoài trời. Đây đang là lựa chọn phù hợp, khắc phục được các yếu tố bất lợi về khí hậu, môi trường nước. Cùng với thực hiện các chính sách đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao, việc đầu tư đồng bộ hạ tầng vùng nuôi là những điều kiện quan trọng để nhân rộng, phát triển nuôi tôm công nghiệp công nghệ cao. Theo các hộ nuôi tôm công nghiệp, trung bình, đầu tư một ao nổi có mái che diện tích 500m2, chi phí từ 300 triệu đến 400 triệu đồng tùy vật liệu sử dụng. Nếu cải tạo từ ao ngoài trời sang nuôi trong nhà màng, nhà lưới chi phí thấp hơn do tận dụng nền ao có sẵn, giảm được công san lấp. Nuôi tôm thâm canh công nghệ cao sử dụng hệ thống ao lắng với diện tích lớn, 1 ha ao nuôi có mái che, cần sử dụng tới 3 ha ao lắng, nên nguồn nước cung cấp bảo đảm an toàn, kiểm soát dịch bệnh tốt. Hệ thống mái che giúp điều hòa được nhiệt độ, nhất là giữ được nhiệt độ phù hợp với con tôm trong mùa đông. Hiện nuôi tôm trong nhà màng, nhà lưới ở các địa phương trong tỉnh năng suất trung bình đạt 40 - 50 tấn/1 ha/1 vụ. Ông Lê Văn Cường, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND huyện Hoằng Hóa cho biết, trong 2 năm qua, nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh ở địa phương phát triển mạnh. Hoằng Hóa đặt mục tiêu đến năm 2025 có 25 ha thâm canh trong nhà màng, nhà lưới, nhưng hiện các hộ nuôi đã đầu tư phát triển được hơn 60 ha nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao. Để đạt được kết quả đó, UBND huyện Hoằng Hóa đã ban hành Đề án nuôi trồng thủy sản theo hướng bền vững đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Phương hướng chung mà huyện xác định đó là tận dụng tiềm năng, thế mạnh về điều kiện tự nhiên và các nguồn lực, phát triển mạnh nuôi trồng thủy sản bền vững gắn với du lịch sinh thái. Từ đó, làm cơ sở kêu gọi, thu hút đầu tư vào lĩnh vực nuôi trồng thủy sản cũng như từng bước hình thành vùng nuôi theo chu trình sinh học bảo đảm phát triển bền vững.

Việc phát triển nuôi tôm công nghiệp ứng dụng công nghệ cao đang mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nuôi trồng thủy sản. Với các hình thức nuôi này đã làm thay đổi tập quán nuôi tôm truyền thống của người dân. Đồng thời, góp phần tích cực trong việc thực hiện Kế hoạch số 101/KH-UBND ngày 11-5-2018 của UBND tỉnh về phát triển ngành tôm tỉnh Thanh Hóa trở thành ngành sản xuất lớn, bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường sinh thái.

Nguồn tin: Báo Thanh Hóa,   Tác giả: Hải Đăng
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 20164


Theo dòng sự kiện:
 Thanh Hóa có 24.500 lao động tham gia trực tiếp trên biển (07/11/22)
 Album ảnh Kỷ niệm 63 năm ngày truyền thống ngành Thủy sản (04/04/22)
 Thả cá giống tái tạo và phát triển nguồn lợi thuỷ sản tại sông Mã Thanh Hóa (26/03/22)
 Đoàn Công tác Bộ NN&PTNT kiểm tra công tác triển khai các khuyến nghị của Ủy ban Châu Âu (EC) (22/03/22)
 Hỗ trợ ngư dân sử dụng thiết bị thông tin liên lạc trên tàu cá (14/03/22)
 Sở Nông nghiệp và PTNT tổ chức buổi làm việc với Viện Nghiên cứu Hải sản (31/03/14)
 CÔNG ĐIỆN KHẨN SỐ 12 (13/08/13)
 BẮT TÀU CÁ TÀNG TRỮ THUỐC NỔ ĐỂ KHAI THÁC THỦY SẢN (27/02/13)
 PHỐI HỢP TUẦN TRA, KIỂM SOÁT VÀ XỬ LÝ VI PHẠM TRONG THÁNG HÀNH ĐỘNG BẢO VỆ NGUỒN LỢI THUỶ SẢN NĂM 2012 (07/05/12)
 CÁ HEO XUẤT HIỆN TẠI VÙNG BIỂN THANH HÓA (26/04/12)


Các tin khác:
 Tài liệu dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững (06/01/2012)
 Hội thảo xin ý kiến các ngành về Dự án: “Quy hoạch chi tiết khu bảo tồn biển Hòn Mê” (08/12/2011)
 LỄ KỶ NIỆM 20 NĂM THÀNH LẬP CHI CỤC KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ NGUỒN LỢI THỦY SẢN TỈNH THANH HÓA (23/11/2011)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang