Số lượt truy cập
Hôm nay 29869
Hôm qua 39190
Tuần này 134573
Tháng này 3172399
Tất cả 192967983
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ hai, 10/10/2022
Ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong nuôi trồng thủy sản vụ thu đông

Động vật thủy sản là loài động vật biến nhiệt, nhiệt độ cơ thể luôn biến động theo nhiệt độ môi trường. Vì vậy khả năng thích ứng và chịu đựng về nhiệt độ môi trường rất hạn chế. Nhìn chung nhiệt độ thích hợp nhất cho phần lớn các đối tượng thủy sản là từ 280đến 320C, nhiệt độ trên 360C và dưới 200C phần lớn các động vật thủy sản sẽ giảm ăn, bỏ ăn rất rễ bị bệnh. Do đó, việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong lựa chọn các đối tượng nuôi phù hợp với vụ đông xuân và hình thức nuôi là hết sức quan trọng trong nuôi trồng thủy sản để mang lại giá trị và thu nhập cho các cơ sở nuôi trồng thủy sản.

Trong xu thế phát triển ngành nông nghiệp nói chung và thủy sản nói riêng, nuôi trồng thuỷ sản phát triển  theo hướng ứng dụng công nghệ cao. lấy giá trị và thu nhập là thước đo hiệu quả sản xuất, phát triển nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa theo nhu cầu của thị trường,  nâng cao năng suất, giá trị, an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh, đa dạng hóa đối tượng nuôi  và phát triển bền vững là mục tiêu và động lực thúc đẩy. Tuy nhiên, với thực trạng hiện nay, nuôi trồng thủy sản ở các tỉnh phía bắc nói chung và Thanh hóa nói riêng chịu ảnh hưởng lớn của biến đổi khí hậu, nắng nóng, hạn hán, mưa lũ và các đợt rét đậm, rét hại diễn biến thất thường,kéo dài đã ảnh hưởng không nhỏ đến nuôi trồng thủy sản. Bên cạnh đấy phần lớn các nông hộ sản xuất nhỏ lẻ, chưa hình thành chuỗi sản xuất, liên kết lỏng lẻo, làm theo phong trào, được mùa rớt giá, cung vượt quá cầu thường xuyên diễn ra.

Nuôi trồng thủy sản vụ thu đông  có nhiều thuận lợi, song cũng gặp rất nhiều khó khăn. Ưu điểm của nuôi thủy sản vụ thu đông là giá trị sản phẩm được nâng lên, nhu cầu thị trường tiêu thụ lớn, hạn chế lớn nhất của vụ thu đông là diễn biến phức tạp của thời tiết, mưa gió kéo dài, nhiệt độ xuống thấp ảnh hưởng đến khả năng bắt mồi và sinh trưởng của các đối tượng thủy sản. Việc lựa chọn đối tượng nuôi và hình thức nuôi phù hợp với điều kiện môi trường nhiệt độ thấp  là hết sức quan trọng, giảm thiểu rủi ro, nâng cao giá trị sản sản phẩm. Để nâng cao hiệu quả trong NTTS  vụ thu đông cần lưu ý một số vấn đề sau:

Một là: Lựa chọn đối tượng nuôi có khả năng sinh trưởng và phát triển ở nhiệt độ thấp. Hiện nay có một số loài thủy sản di nhập về Việt Nam như cá hồng Mỹ, cá nheo Mỹ, cá đối mục, cua xanh …có khả năng bắt mồi, sinh trưởng và chịu được nhiệt độ thấp, đây là các đối tượng nuôi bà con có thể lựa chọn nuôi trong vụ thu đông trong điều kiện ngoài trời, không có mái che. Bên cạnh đấy, ngoài các đối tượng bản địa như cá mè, trôi, trắm, chép…, cá rô phi đơn tính dòng di nhập, trong quá trình chọn lọc giống cũng đã chọn lọc được dòng cá Rô phi có khả năng chịu lạnh  ở nhiệt độ 100C cũng là đối tượng nuôi phù hợp trong vụ thu đông.

Hai là: Ứng dụng công nghệ cao, nuôi trồng thủy sản trong nhà màng, nhà kính vào vụ thu đông là hướng đi mới trong nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên việc ứng dụng công nghệ cao, xây dựng nhà màng chi phí đầu tư ban đầu rất lớn nên bà con phải lựa chọn các đối tượng nuôi cho năng xuất cao hoặc giá trị, có tỷ xuất lợi nhuận cao, cụ thể như: Nuôi tôm thẻ chân trắng, nuôi ba ba, lươn đồng, cá chình…vvv . Ngoài ra bà con có thể lựa chọn đối tượng nuôi tỷ xuất lợi nhuận thấp nhưng nuôi được mật độ dầy, năng xuất cao như cá lóc, cá rô đầu vuông, ếch đồng…vvv.

Thay đổi tư duy, nhận thức về nông nghiệp, chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang làm kinh tế nông nghiệp là cả một quá trình đối với bà con nông dân và công tác khuyến nông, đặc biệt các tỉnh phía bắc nói chung và thanh hóa nói riêng. Với điều kiện khí hậu 4 mùa, đối tượng cây trồng vật nuôi đa dạng, nhu cầu thị trường tiêu thụ về mùa đông rất lớn, ngoài vấn đề về kỹ thuật nuôi, bà con nên tổ chức lại sản xuất, xác định thị trường tiêu thụ là then chốt, đổi mới tư duy, ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất sẽ mang lại giá trị, nâng cao thu nhập./.

 

Nguồn tin: Vũ Văn Hà – Phó Giám đốc, TT Khuyến nông Thanh Hóa
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 8536


Các tin khác:
 Thanh Hóa: Hiệu quả bước đầu mô hình “Sản xuất lúa chất lượng BT09 theo chuỗi giá trị hàng hóa”. (05/10/2022)
 Mô hình nuôi các vược hiệu quả cao (13/09/2022)
 Mô hình chăn nuôi gà thả vườn (13/09/2022)
 Khởi sắc ở làng nghề sản xuất cá giống Minh Tâm (13/09/2022)
  Phương pháp chăm sóc đàn gia súc, gia cầm trong mùa mưa bão (12/09/2022)
 Thanh Hóa: Bàn giao gà giống và thuốc thú y cho các hộ tham gia mô hình chăn nuôi gà thịt lông màu gắn với tiêu thụ sản phẩm năm 2022 (07/09/2022)
  Nuôi vịt trong nhà lạnh theo kỹ thuật của công ty CP (24/08/2022)
  Hiểu đúng câu tục ngữ "Cà làng Hạc ăn gãy răng" (24/08/2022)
  Thăm và kiểm tra các mô hình sản xuất lúa vụ Mùa thuộc chương trình khuyến nông địa phương năm 2022 (15/08/2022)
  Lợi ích và hiệu quả từ việc nuôi cá biển trong ao đất (15/08/2022)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang