Số lượt truy cập
Hôm nay 25618
Hôm qua 58866
Tuần này 189188
Tháng này 3227014
Tất cả 193022598
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ ba, 09/06/2020
Một số biện pháp phòng chống dịch bệnh trong chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Thời tiết diễn biến thất thường, gia súc, gia cầm không thích nghi kịp nên dễ bị nhiễm bệnh. Bài viết giới thiệu một số biện pháp giúp chủ động phòng bệnh cho gia súc gia cầm thời điểm giao mùa như: tăng cường công tác chăm sóc, nuôi dưỡng; chủ động tiêm phòng, vệ sinh chuồng trại...

Thanh Hóa là một tỉnh thuộc Bắc Trung bộ, chịu ảnh hưởng của thời tiết khí hậu diễn biến thất thường. Đặc biệt ở giai đoạn chuyển giao mùa như tại thời điểm này, thường xuyên có những ngày đang nắng nóng lại xuất hiện các đợt mưa kéo dài, mưa to; ngày nắng nóng, đêm gió lạnh. Với thời tiết khí hậu như vậy sẽ làm con vật không thích nghi kịp nên dễ bị nhiễm bệnh, nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời cũng dễ phát sinh thành dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm do mầm bệnh (virus, vi khuẩn) có điều kiện thuận lợi để sinh sôi nảy nở, phát tán nhanh qua không khí, qua gió, qua thức ăn nước uống, vật dụng chuồng nuôi. Vì vậy, thực hiện chăm sóc gia súc, gia cầm trong là một biện pháp rất cần thiết để tăng khả năng chống chịu các tác động bất lợi của thời tiết và sự đe dọa của dịch bệnh. Mặt khác, tỉnh ta đã từng xảy ra một số loại dịch bệnh nguy hiểm như: bệnh Cúm gia cầm, Tai xanh, Lở mồm long móng,... trên diện rộng nên mầm bệnh còn tồn tại trong môi trường và lưu hành trên đàn gia súc, gia cầm là rất cao. Vì vậy, nguy cơ mầm bệnh xâm nhập, phát tán và lây lan dịch bệnh trong thời gian tới trên đàn vật nuôi là rất cao. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh có hiệu quả người chăn nuôi cần cần thực hiện một số biện pháp sau: 

1. Tăng cường chăm sócnuôi dưỡng và quản lý vật nuôi:

- Đây là một trong những biện pháp rất quan trọng để nâng cao sức đề kháng cho con vật chống lại các tác động bất lợi, hạn chế phát sinh dịch bệnh. Biện pháp tích cực nhất là thực hiện tốt kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng, phù hợp với giống, lứa tuổi, tính biệt và mục đích sản xuất của từng loại gia súc, gia cầm.

- Bổ sung các loại Vitamin, khoáng chất, men tiêu hóa vào thức ăn khi thời tiết bất lợi, để tăng cường sức đề kháng và phòng, chống dịch bệnh cho vật nuôi.

- Đảm bảo vệ sinh thức ăn, nước uống, có thể sử dụng Chloramin-B, T để khử trùng nước đối với những nơi nguồn nước bị ô nhiễm, đảm bảo cung cấp đủ nước cho vật nuôi.

 - Thường xuyên kiểm tra đàn gia súc, gia cầm, đặc biệt phát hiện sớm những bất thường trên đàn gia súc, gia cầm như uể oải, ủ rũ, kém ăn; kiểm tra lượng thức ăn, nước uống tiêu thụ hàng ngày của gia súc, gia cầm để biết được tình trạng sức khoẻ đàn gia súc, gia cầm, từ đó có biện pháp xử lý kịp thời.

- Đối với vật nuôi tái đàn, phải đảm bảo chỉ nhập giống rõ nguồn gốc, xuất xứ, có chứng nhận kiểm dịch của cơ quan thú y.

2. Chủ động vệ sinh, phòng bệnh cho gia súc, gia cầm:

- Tăng cường vệ sinh phòng bệnh cho gia súc, gia cầm: Thường xuyên quét dọn, vệ sinh sạch sẽ trong và ngoài chuồng nuôi; vệ sinh máng ăn, máng uống, các dụng cụ chăn nuôi; định kỳ phát động công tác vệ sinh, tiêu độc khử trùng ẩy uế chuồng trại và khu vực xung quanh chuồng nuôi để tiêu diệt mầm bệnh nhằm hạn chế triệt để nguồn gây bệnh. Vận động người chăn nuôi áp dụng các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi, tu sửa chuồng trại bảo đảm vệ sinh thú y; chăm sóc nuôi dưỡng tốt, nâng cao sức đề kháng với bệnh cho vật nuôi.

- Chủ động phòng bệnh bằng vắc xin: Người chăn nuôi cần chủ động và nghiêm túc chấp hành việc tiêm phòng đầy đủ và đúng lịch các vắc xin phòng chống bệnh ở vật nuôi theo hướng dẫn của thú y để tạo miễn dịch chủ động cho đàn vật nuôi, cụ thể: Đối với trâu, bò: Tiêm phòng bệnh Tụ huyết trùng, Lở mồm long móng. Đối với lợn: Tiêm phòng Dịch tả lợn, Tụ huyết trùng, Lở mồm long móng, Tai xanh,... Đối với gia cầm: tiêm phòng Cúm gia cầm, Niu cát xơn, Dịch tả vịt, Tụ huyết trùng...

- Thường xuyên kiểm tra đàn gia súc, gia cầm, đặc biệt phát hiện sớm những bất thường trên đàn gia súc, gia cầm như uể oải, ủ rũ, kém ăn; kiểm tra lượng thức ăn, nước uống tiêu thụ hàng ngày của gia súc, gia cầm để biết được tình trạng sức khoẻ đàn gia súc, gia cầm. Cách ly kịp thời những vật nuôi có biểu hiện khác thường, chẩn đoán và điều trị nếu cần thiết, không được bán hoặc phát tán gia súc, gia cầm ốm, chết và chất thải của chúng ra môi trường xung quanh. Khai báo ngay với nhân viên thú y xã, trưởng thôn và chính quyền địa phương hoặc Trạm Thú y khi nghi ngờ gia súc, gia cầm mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như Cúm gia cầm, Lở mồm long móng gia súc, Tai xanh ở lợn…để được hướng dẫn phòng, chống.

- Chấp hành các quy định về phòng, chống dịch bệnh của chính quyền địa phương và quy định của pháp luật về thú y. Hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm phải thực hiện tốt: Không giấu dịch; Không bán chạy gia súc, gia cầm bị bệnh; Không vận chuyển gia súc, gia cầm và sản phẩm gia súc, gia cầm bị bệnh; Không ăn thịt gia súc, gia cầm ốm, chết hoặc không rõ nguồn gốc; Không vứt xác gia súc, gia cầm ốm, chết ra ngoài môi trường xung quanh. 

Phòng, chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm là việc làm cần được các hộ chăn nuôi tổ chức thực hiện thường xuyên, liên tục và cần được sự quan tâm từ các cấp quản lý để đảm bảo an toàn dịch bện gia súc, gia cầm và giảm bớt thiệt hại cho người chăn nuôi./.

Một số hình ảnh minh họa

Chốt kiểm soát tiêu độc khử trùng

Tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm

Nguồn tin: Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Thanh Hóa
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 19269


Các tin khác:
 Bệnh khảm lá sắn (Sri Lanka Cassava Mosaic Virus) và biện pháp phòng chống. (09/06/2020)
 Kỹ thuật trồng và chăm sóc dưa kim hoàng hậu (27/05/2020)
 Phương án sản xuất vụ thu mùa 2020. (20/05/2020)
 Hội thảo nhân rộng mô hình: Thâm canh lúa chất lượng đạt năng suất cao gắn với chuỗi liên kết. (20/05/2020)
 Những mô hình trồng hoa theo hướng thâm canh (01/05/2020)
 Hiệu quả kinh tế của mô hình sản xuất cá – lúa (22/04/2020)
 Một số quy định về an toàn thực phẩm thủy sản. (22/04/2020)
 Hoằng Hóa: Phun thuốc trừ sâu bằng thiết bị bay điều khiển từ xa (22/04/2020)
 Chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cuối vụ chiêm xuân 2019 – 2020 (17/04/2020)
 Giới thiệu một số biện pháp xử lý chất thải trong chăn nuôi hạn chế ô nhiễm mỗi trường (09/04/2020)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang