Số lượt truy cập
Hôm nay 23656
Hôm qua 58866
Tuần này 187226
Tháng này 3225052
Tất cả 193020636
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ năm, 28/05/2020
Nhiều khó khăn trong phát triển nuôi trồng thủy sản nước ngọt

Những năm qua, nuôi trồng thủy sản nước ngọt phát triển mạnh ở nhiều địa phương trong tỉnh, mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân. Tuy nhiên, để phát triển bền vững trong lĩnh vực này, vẫn còn nhiều tồn tại, bất cập cần khắc phục.

Có kinh nghiệm nuôi cá thương phẩm từ nhiều năm nay với các giống cá truyền thống, như: trắm, trôi, chép, mè... gia đình ông Nguyễn Phú Trinh, xã Hải Long (Như Thanh) luôn coi trọng việc vệ sinh, cải tạo ao, chuẩn bị các điều kiện tốt nhất cho vụ nuôi mới. Ông Trinh cho biết: Nếu không làm tốt khâu vệ sinh, cải tạo ao trước khi vào vụ nuôi thả con giống thì sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của cá và cá dễ mắc bệnh, chết. Vì thế, ông đã dùng máy bơm cạn toàn bộ 4 ao nuôi, nạo vét hết bùn rồi rắc vôi bột trong lòng ao và xung quanh bờ, sau đó phơi ao 30 ngày mới tháo nước vào, nguồn nước được lấy từ sông vào ao qua lưới lọc để ngăn rong rêu, cá tạp... Để mua được con giống bảo đảm chất lượng, ông chọn mua ở cơ sở uy tín, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Nhờ chuẩn bị các điều kiện tốt nhất cho vụ nuôi mới mà nhiều năm nay cá nuôi của gia đình ông luôn phát triển tốt, không mắc bệnh, cho nguồn thu ổn định khoảng 50 triệu đồng/năm.

Mô hình nuôi thủy sản của gia đình ông Nguyễn Phú Trinh, xã Hải Long (Như Thanh).

Toàn tỉnh hiện có hơn 13.600 ha nuôi trồng thủy sản nước ngọt, với các đối tượng nuôi chủ yếu là cá truyền thống, như: trắm, trôi, mè, chép...; nuôi cá lúa kết hợp, nuôi thâm canh cá trong bể xi măng, nuôi cá kết hợp với trồng cây ăn quả... cho hiệu quả kinh tế cao. Các hộ nuôi trồng thủy sản đã chủ động cải tạo ao, ruộng nuôi, thả giống theo đúng mùa vụ, tích cực áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, từng bước thay đổi tập quán nuôi từ quảng canh, quảng canh cải tiến sang nuôi bán thâm canh, thâm canh năng suất cao. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, nuôi thủy sản nước ngọt hiện vẫn tồn tại nhiều bất cập cần được khắc phục để phát triển tương xứng với tiềm năng. Đối tượng nuôi tập trung chủ yếu vẫn là các loại cá truyền thống, chiếm đến hơn 90% diện tích và 85% tổng sản lượng. Phương thức nuôi chủ yếu là nuôi quảng canh, quảng canh cải tiến và bán thâm canh trong ao, hồ, ruộng trũng. Hiện toàn tỉnh có 44 cơ sở sản xuất giống nước ngọt, mỗi năm sản xuất được khoảng 900 triệu con giống, chủ yếu là các loài cá truyền thống, còn các giống cá khác cho sản lượng và hiệu quả kinh tế cao hơn thì người nuôi vẫn phải nhập từ nơi khác. Mức đầu tư cho sản xuất con giống nước ngọt chưa được cao như sản xuất giống nước mặn, lợ, dẫn đến năng lực sản xuất giống một số đối tượng nuôi được ưa chuộng như cá lăng, cá trắm đen còn hạn chế. Hạ tầng của nhiều vùng nuôi thủy sản nước ngọt chưa đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững, do đó chưa kiểm soát được mối nguy về bệnh dịch, về môi trường và an toàn thực phẩm. Hệ thống thủy lợi tại một số vùng nuôi còn chung với sản xuất nông nghiệp nên việc điều tiết nước phục vụ nuôi thủy sản gặp khó khăn và ảnh hưởng tới năng suất vụ nuôi.

Để khắc phục những bất cập trên, thời gian tới, các ngành có liên quan của tỉnh, các địa phương đang tập trung thực hiện các giải pháp đồng bộ, tích cực như: Đẩy mạnh nghiên cứu nâng cao năng suất sản xuất giống; tăng cường phòng, trừ dịch bệnh; áp dụng kỹ thuật nuôi tiên tiến nhằm giảm tiêu hao thức ăn, nâng cao hiệu quả kinh tế. Ngoài những loài cá truyền thống đang được nuôi phổ biến, từng bước đưa vào và mở rộng sản xuất các loài có giá trị kinh tế cao, có khả năng xuất khẩu, như: cá trắm đen, cá bống tượng, cá quả, cá rô đồng, cá lăng chấm... Bên cạnh đó, cần có những chính sách hỗ trợ, khuyến khích đầu tư phát triển công nghệ bảo quản, chế biến, dịch vụ đầu mối thu mua, bao tiêu sản phẩm... để người dân yên tâm đầu tư nuôi và phát triển bền vững. Đa dạng hóa mô hình tổ chức sản xuất, khuyến khích tổ chức theo các mô hình liên kết, liên doanh giữa người sản xuất nguyên liệu với các nhà máy chế biến, theo chuỗi giá trị của sản phẩm. Xây dựng, tổng kết và nhân rộng các mô hình nuôi trồng thủy sản ứng dụng công nghệ cao, mô hình nuôi thủy sản áp dụng tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt, nuôi thủy sản có chứng chỉ, nuôi an toàn sinh học, bảo vệ môi trường, mô hình sản xuất giống sạch bệnh. Chủ động xây dựng kế hoạch và làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh thủy sản. Thực hiện tốt công tác quan trắc cảnh báo môi trường, dịch bệnh, khuyến cáo nông dân khai báo kịp thời khi có dịch bệnh. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát nguồn giống ngoại nhập và nội tỉnh để hạn chế sử dụng giống kém chất lượng; đồng thời, tăng cường quản lý thị trường thức ăn, hóa chất, vật tư phục vụ nuôi thủy sản.


Nguồn tin: baothanhhoa.vn
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 21104


Các tin khác:
 Phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng nâng cao hiệu quả kinh tế (21/05/2020)
 Khó kiểm soát tàu cá khai thác không đúng quy định (19/05/2020)
 Đa dạng đối tượng nuôi trồng thủy sản (19/05/2020)
 Hướng làm giàu cho người nuôi trồng thủy sản vùng triều Hậu Lộc (13/05/2020)
 Tập trung chăm sóc, phòng bệnh cho thủy sản vụ xuân hè (07/05/2020)
 Giá xăng dầu giảm sâu tiếp sức cho ngư dân Hải Bình đẩy mạnh vươn khơi khai thác thủy sản (23/04/2020)
 Quan trắc môi trường trong nuôi trồng thủy sản (18/04/2020)
 Tàu cá công suất lớn gặp khó khăn trong khai thác hải sản (18/04/2020)
 Phát triển nuôi tôm công nghiệp (18/04/2020)
 Tăng cường công tác phòng, chống khai thác hải sản IUU (15/04/2020)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang