Số lượt truy cập
Hôm nay 4861
Hôm qua 58866
Tuần này 168431
Tháng này 3206257
Tất cả 193001841
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ ba, 07/08/2018
Cách dùng Oxytocin trên lợn nái đẻ

Oxytocin còn gọi là kích thích tố thúc đẻ do thùy sau tuyến yên tiết ra, trước đây được chiết xuất từ protein, ngày nay có thể tổng hợp được bằng con đường hóa học.

Oxytocin có tác dụng chủ yếu kích thích sự co bóp cơ trơn của tử cung, làm cho tử cung co bóp có tác dụng đẩy thai lúc đẻ. Thuốc cũng có tác dụng trên các cơ trơn của tuyến sữa và ống dẫn sữa, kích thích tăng tiết sữa. Ngoài ra, Oxytocin có tác dụng chống sót nhau và phòng chống viêm vú.

Oxytocin thường được dùng như là một giải pháp làm giảm số lượng lợn con chết ngạt khi sinh do thời gian đẻ kéo dài, từ đó rút ngắn được khoảng cách đẻ giữa mỗi con. Tuy nhiên, nếu sử dụng quá liều thì tử cung nái co bóp quá mức có thể dẫn đến vỡ thành tử cung và gây chết hoặc nếu tiêm ở giai đoạn đầu khi đẻ, do trong tử cung còn nhiều lợn con thì có thể lợn bị kẹt và làm tăng số lượng lợn con chết ngạt khi sinh. Do vậy, khi sử dụng oxytocin cần hết sức cẩn trọng và tham khảo ý kiến của các bác sỹ thú y trước khi dùng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng oxytocin.

Khi sử dụng oxytocin trong chăn nuôi lợn nái, bà con cần dùng đúng phương pháp theo khuyến cáo của các nhà chuyên môn như sau:

- Thúc đẻ đối với những lợn nái mà tử cung đã mở nhưng co bóp yếu.

- Đẩy những chất bẩn trong tử cung sau khi đẻ để phòng chống bệnh sót nhau.

- Phòng chống bệnh viêm vú, kích thích tăng tiết sữa sau đẻ.

- Chỉ sử dụng thuốc khi cổ tử cung đã mở hoàn toàn

- Ở những con nái đẻ bình thường, sử dụng Oxytocin khi lợn nái đã đẻ được 6 con.

- Sử dụng thuốc khi khoảng cách giữa hai lần sinh quá 30 phút.

- Oxytocin chỉ được sử dụng khi quan sát thấy lợn nái mệt mỏi, rặn đẻ yếu, sau 30 phút lợn rặn nhưng chưa đẻ lợn con kế tiếp hoặc lợn con đã ra hết nhưng nhau chưa ra. Không nên dùng Oxytocin nếu lợn chưa đẻ ra con nào hoặc lợn nái rặn đẻ nhiều lần nhưng thai không ra hoặc lợn nái đã đẻ được một số con rồi nhưng ngưng đẻ trong khoảng thời gian từ 30 phút trở lên, cần phải kiểm tra xác định nguyên nhân trước khi dùng thuốc. Nếu xác định không phải thai nằm ngang, thai to quá, thai bị lệch hoặc kẹt trong cơ quan sinh sản thì lúc đó mới tiến hành tiêm thuốc.

- Liều dùng: tùy theo từng trường hợp mà người chăn nuôi có thể tiêm theo hướng dẫn ghi trên sản phẩm của nhà sản xuất. Liều lượng có thể tăng, giảm hay liều lặp lại tuỳ theo tình trạng tìnhtrạng và sứckhoẻcủa lợn nái. Tuy nhiên, mỗi lần đẻ chỉ tiêm 2 lần với liều lượng quy định ghi trên sản phẩm.

* Lưu ý khi sử dụng

- Sau khi tiêm Oxytocincho lợn nái, ta cần quan sátnhững biểu hiện và hiện tượng của nái để có biện pháp can thiệp kịp thời. Nếu không có dấu hiệu đẻ sau 20-25 phút ta cần xem xét tiêm thêm liều thứ 2 sau khi đã kiểm tra, thăm khám xương chậu. Nếu sau 20-25 phút kể từ khi liều thứ 2 được tiêm vẫn không có lợncon được sinh ra, nhẹ nhàng vỗ lợnnái đứng lên (có thể cho ra khỏi lồng) cho vận động nhẹ khoảng 10 phút.

- Đối với những lợn nái từ lứa 7 trở đi việc co bóp của tử cung sẽ yếu. Vì vậy, trong quá trình đẻ phải theo dõi sức rặn của lợn mẹ để sử dụng Oxytocin cho hợp lý, ngoài ra cần tiêm thêm thuốc trợ sức trợ lực để tăng sức đề kháng cho lợn nái.

- Không dùng cho con nái có xoang chậu hẹp hay khi đẻ mà cổ tử cung chưa mở vì tử cung co bóp mạnh, thai không ra được dẫn tới tử cung vỡ và gây chết lợn nái.

- Không dùng cho lợn nái đang mang thai vì gây sẩy thai.

- Khi sử dụng thuốc Oxytocin cần tham khảo ý kiến của nhà chuyên môn và theo hướng dẫn ghi trên sản phẩm của nhà sản xuất để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi tiêm cho lợn nái./.

Nguồn tin: Nguyễn Ngọc Duy - TTKN Thanh Hóa
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 55588


Các tin khác:
 Một số lưu ý khi làm vacxin cho gia cầm qua đường uống (07/08/2018)
 Đôi điều về thực phẩm hữu cơ (07/08/2018)
 Một số biện pháp xử lý chất thải trong chăn nuôi (07/08/2018)
 Hiệu quả mô hình phát triển sản xuất giống dưa lê Kim Hoàng Hậu theo phương pháp sử dụng màng phủ nông nghiệp (07/08/2018)
 Bệnh đầu đen trên gà thả vườn (07/08/2018)
 Một số biện pháp khắc phục hậu quả sau mưa lũ trong chăn nuôi (26/07/2018)
 Biện pháp khắc phục cho cây trồng bị ngập lụt sau mưa bão (20/07/2018)
 Một số lưu ý trong phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi mùa mưa bão (19/07/2018)
 Một số lưu ý khi lúa gặp mưa lớn sau cấy (17/07/2018)
 Phòng trừ ốc bươu vàng và cỏ dại hại lúa mùa. (05/07/2018)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang