Số lượt truy cập
Hôm nay 52623
Hôm qua 39190
Tuần này 157327
Tháng này 3195153
Tất cả 192990737
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ ba, 22/09/2020
Hiệu quả mô hình thâm canh lúa chế biến đạt năng suất cao gán với tiêu thụ sản phẩm

Với mục tiêu liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm từ đó góp phần đẩy mạnh, nâng cao giá trị, quy mô diện tích sản xuất hàng hóa nhằm tăng thu nhập cho người trồng lúa.

Vụ Mùa 2020, Trung tâm Khuyến nông Thanh Hóa đã phối hợp, ký hợp đồng với các huyện Hậu Lộc, Nga Sơn, Triệu Sơn, Đông Sơn, Thọ Xuân và Quảng Xương triển khai thực hiện mô hình “Thâm canh lúa chế biến đạt năng suất cao gắn với tiêu thụ sản phẩm” tại các xã Thành Lộc (Hậu Lộc), Ba Đình (Nga Sơn), Đồng Lợi (Triệu Sơn), Quảng Văn (Quảng Xương) và xã Xuân Hòa (Thọ Xuân) với quy mô 90 ha, 400 hộ nông dân trực tiếp tham gia mô hình (18 ha/ điểm, 80 hộ dân/ điểm). Khi tham gia mô hình Trung tâm các huyện đã phối hợp với các xã tổ chức họp dân, lựa chọn hộ đủ điều kiện đăng ký, ký hợp đồng cam kết thực hiện mô hình theo yêu cầu.Các hộ tham gia mô hình được tham dự lớp tập huấn kỹ thuật, hội thảo tổng kết, nhân rộng mô hình và được hỗ trợ 50% giống, vật tư phân bón, và đặc biệt sản phẩm của mô hình được liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp thu mua, bao tiêu sản phẩm. Đến nay, sau 5 tháng triển khai, mô hình đã cho kết quả hết sức phấn khởi, năng suất mô hình đạt trung bình 63 tạ/ha, cao hơn so với yêu cầu từ 10- 15%, hiệu quả kinh tế cao hơn 12-15%. 

Tại Hậu Lộc, mô hình sử dụng giống lúa nếp N97, năng suất đạt 63 tạ/ha, được công ty TNHH An Thành Phong thu mua bao tiêu sản phẩm với 1.134 tấn, giá trị thu 737.100.000 đồng. Mô hình được bà con rất phẩn khởi và mong tiếp tục được thực hiện trong những vụ những năm tiếp theo.


Ông Nguyễn Văn Đại- một trong những hộ trực tiếp tham gia mô hình cho biết: “mô hình triển khai ở vụ Mùa với bao khó khăn vất vả đầu vụ, do hạn hán, nhưng được sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp nên mô hình đến nay rất thành công. Chúng tôi mong Trung tâm Khuyến nông tiếp tục hỗ trợ kinh phí để  nhân rộng và thực hiện mô hình với diện tích nhiều hơn ở vụ tới. Riêng gia đình tôi, chưa có vụ Mùa nào mà năng suất đạt cao và vượt trội như năm nay, bình quân một sào đạt gần 3,5 tạ. Sản phẩm làm ra được công ty thu mua với giá cao nên chúng tôi càng yên tâm sản xuất”.

Tại Triệu Sơn, mô hình sử dụng giống lúa SHPT3 do Công ty Cổ phần Giống cây trồng Tứ Xuyên cung ứng và bao tiêu sản phẩm. Năng suất mô hình đạt trung bình 62,5 tạ/ha, cao hơn 4,5 tạ so với mô hình đại trà của người dân. Ông Hà Quang Chung- cán bộ nông nghiệp xã tâm sự với chúng tôi: “chưa năm nào mà sản xuất vụ Mùa lại khó khăn như năm nay, nắng nóng kéo dài từ đầu vụ gây khó khăn cho sản xuất, cây mạ, cây lúa sinh trưởng, phát triển chậm; một số hộ tham gia mô hình vẫn canh tác theo thói quen, nên việc tiếp áp dụng quy trình kỹ thuật canh tác còn chậm, do đó việc chỉ đạo thực hiện còn gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, với sự đồng thuận cao nên năng suất mô hình đạt bình quân 62,5 tạ/ha, tiêu biểu hộ gia đình ông Bùi Huy Túc năng suất đạt 3,3 tạ/sào. Vụ tới nếu không có sự hỗ trợ của Nhà nước chúng tôi vẫn sẽ tuyên truyền khuyến cáo để bà con tiếp tục thực hiên mô hình”.


Tại huyện Nga Sơn: Thời tiết nắng nóng đầu vụ, hạn hán kéo dài, một số diện tích lúa bị thiếu nước ảnh hưởng sinh trưởng, phát triển của cây lúa đầu vụ, chuột phá hại cũng đã ảnh hưởng đến năng suất, hiệu quả mô hình.  Tuy nhiên, năng suất mô hình đạt trung bình 64 tạ/ha. Một vụ mùa với bao khó khăn, vất vả, và người nông dân đã được đền đáp. Đặc biệt khi tham gia mô hình, đã làm thay đổi tập quán canh tác của người dân trong xã: từ sản xuất lúa manh mún, nhỏ lẻ, sản xuất 1 vụ, phụ thuộc vào tiểu thương. Đến nay, người dân đã thay đổi nhận thức, gieo cấy 2 vụ/năm, biết nắm bắt thị trường, liên kết doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm. Mô hình được triển khai tại xã Ba Đình huyện Nga Sơn là một hướng đi đúng về quy hoạch vùng sản xuất lúa hàng hóa gắn với tiêu thụ sản phẩm. Mô hình tiếp tục được nhân rộng trên địa bàn toàn xã Ba Đình nói riêng và huyện Nga Sơn ở vụ tiếp theo, dự kiến sẽ thực hiện từ 100- 120ha.


Trong điều kiện biến đổi khí hậu như hiện nay thì việc áp dụng mô hình “Thâm canh lúa chế biến đạt năng suất cao gắn với tiêu thụ sản phẩm” trên địa bàn các xã là hướng đi phù hợp vừa tạo ra sản phẩm có giá trị cao, vừa bảo vệ môi trường sản xuất, môi trường sinh thái, mở ra cho nông dân một triển vọng mới để nâng cao giá trị trong sản xuất lúa./.

Nguồn tin: Thu Hiền - TTKN Thanh Hóa
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 16462


Các tin khác:
 Tập huấn mô hình ngô nếp gắn với liên két tiêu thụ sản phẩm (14/09/2020)
 Thanh Hóa: Tập huấn kỹ thuật chăn nuôi vịt biển an toàn sinh học (14/09/2020)
 Nuôi dê - Những điều cần biết. (07/09/2020)
 Chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại lúa mùa giai đoạn làm đòng. (11/08/2020)
 Thanh Hóa: Cây đậu tương quý trên vùng đất khô hạn Vĩnh Lộc. (03/08/2020)
 Trung tâm Nghiên cứu vịt Đại Xuyên triển khai mô hình chăn nuôi vịt biển an toàn sinh học tại Thanh Hóa. (28/07/2020)
 Những vấn đề cần lưu ý khi sử dụng Vắc xin phòng bệnh cho đàn gia cầm bắng cách cho uống (24/07/2020)
 Một số lưu ý trong chăn nuôi thỏ. (07/07/2020)
 Hiệu quả mô hình “Sản xuất lac giống mới trên vùng đất chuyên màu không chủ động tưới gắn với tiêu thụ sản phẩm” (07/07/2020)
 Thanh Hóa: Hiệu quả mô hình thâm canh lúa chế biến đạt năng suất hiệu quả cao gắn với tiêu thụ sản phẩm (07/07/2020)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang