Số lượt truy cập
Hôm nay 22284
Hôm qua 58866
Tuần này 185854
Tháng này 3223680
Tất cả 193019264
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ năm, 04/10/2018
Đôi điều cần biết về bệnh dịch tả lợn Châu phi và các biện pháp ứng phó.

1. Nguyên nhân gây bệnh là gì?

Bệnh dịch tả lợn châu Phi là một bệnh truyền nhiễm rất dễ lây lan của lợn do 1 loại vi rút gây ra. Bệnh được phát hiện đầu tiên tại Châu phi nên được gọi là bệnh dịch tả lợn Châu Phi.

Đây là một căn bệnh gây thiệt nghiêm trọng ở nhiều nước Châu Phi và nhiều nước khác trên thế giới.

Đặc điểm của bệnh: Bệnh có thể gây ra quanh năm và ở lợn tất cả các giống, lứa tuổi khác nhau với các triệu chứng, bệnh tích lâm sàng gần giống với bệnh dịch tả lợn cổ điển. 

2. Bệnh dịch tả lợn Châu phi nguy hiểm thế nào?

- Virus này có nhiều chủng khác nhau với độc lực khác nhau và có thể gây ra bệnh ởtất cả các giống, lứa tuổi khác nhau.

- Vi rút này có sức sống rất tốt ở trong cơ thể: lợn sau khi khỏi bệnh có thể mang trùng suốt đời và là nguồn reo rắc mầm bệnh chủ yếu; ngoài môi trường: có khả năng tồn tại 3-4 tháng trong phân ẩm, 1-2 tháng trong nước tiểu; 70 ngày trong máu khô và 5-6 năm trong máu bảo quản lạnh; 4-5 tháng trong thịt lợn chưa qua chế biến. Thậm chí, vi rút còn có thể tồn tại trong các sản phẩm thịt lợn như thịt xúc xích, giăm bông…

Tính chất nguy hiểm nhất của bệnh dịch tả lợn Châu phi là khi lợn bị mắc lệ chết rất cao (có thể lên tới 100%). Đặc biệt, hiện nay chưa có thuốc, vắc xin phòng bệnh. Một khi bệnh sảy ra thì bắt buộc phải tiêu hủy.

Theo thông tin của Tổ chức Thú y thế giới, từ cuối năm 2017 đến nayđã có 17 quốc gia và vùng lãnh thổ báo cáo có bệnh Dịch tả lợn Châu Phi với tổng số lợn buộc phải tiêu hủy là trên 500.000 con.

Riêng tại Trung Quốc, từ cuối năm 2017 đến đầu tháng 8/2018, đã có 4 ổ dịch được phát hiện với tổng số lợn buộc phải tiêu hủy là gần 10.000 con. Đặc biệt, chỉ từ đầu tháng 8/2018 đến nay tổng cộng đã có 14 ổ dịch xuất hiện tại 6 tỉnh với tổng số hơn 38.000 con lợn các loại buộc phải tiêu hủy.

3. Nguy cơ bệnh xâm nhập vào nước ta là như thế nào?

Theo nhận định của các nhà khoa học, nguy cơ bệnh Dịch tả lợn Châu Phi từ nước ngoài xâm nhiễm vào nước ta thông qua các hoạt động vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ lợn, sản phẩm của lợn nhập lậu, không rõ nguồn gốc, nhất là từ Trung Quốc. Bên cạnh đó, mầm bệnh có thể được truyền lây thông qua các hoạt động thương mại, du lịch của người dân từ các nước đã và đang có dịch bệnh thông qua việc vận chuyển và tiêu thụ các sản phẩm thịt lợn, kể cả các sản phẩm thịt lợn đã qua chế biến chín (súc xích, thịt hun khói…)

4. Các biện pháp ứng phó với bệnh dịch tả lợn Châu Phi:

Trước tình hình nêu trên, để chủ động phòng, chống, ngăn chặn bệnh Dịch tả lợn Châu Phi xâm nhiễm vào nước ta, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung chỉ đạo, triển khai ngay việc nghiêm cấm mọi hình thức vận chuyển, buôn bán, giết mổ, tiêu thụ lợn, sản phẩm của lợn nhập lậu, nghi nhập lậu, không rõ nguồn gốc, kể cả hình thức cho, tặng của các tổ chức, cá nhân và cư dân khu vực biên giới.

Đối với người chăn nuôi: Để chủ động ứng phó với bệnh dịch tả lợn Châu Phi, ngăn chặn để bệnh không sảy ra chúng ta cần chủ động thực hiện tốt các biện pháp như sau:

- Chỉ chọn mua lợn giống ở những cơ sở giống an toàn dịch bệnh, đảm bảo không có bệnh. Con giống khi mua phải có nguồn gốc, lý lịch rõ ràng. Khimua giống ở địa bàn ngoài tỉnh phải được kiểm dịch của cơ quan thú y.

- Tuyệt đối không mua con giống trôi nổi trên thị trường. Không mua, bán lợn và các sản phẩm từ lợn nhập lậu, không rõ nguồn gốc.

- Lợn giống khi mua về cần tiến hành cách ly nuôi riêng, khi thấy đảm bảo an toàn mới tiến hành nuôi thả chung.

- Trong quá trình chăn nuôi, thực hiện tốt các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi gồm:

+ Thực hiện tốt biện pháp chăm sóc nuôi dưỡng, cung cấp đầy đủ nguồn thức ăn, nước uống chất lượng tốt. Thường xuyên bổ sung các thuốc trợ sức trợ lực nhằm tăng sức đề kháng cho đàn lợn.

+ Chủ động dùng vắc xin tiêm phòng cho đàn lợn chưa tiêm phòng và tiêm phòng bổ sung cho những đàn sắp hết thời gian miễn dịch.

+ Hạn chế tối đa khách tham quan và người lạ ra vào chuồng trại, khu vực chăn nuôi, không để cho đàn lợn nuôi tiếp xúc với vật nuôi và động vật hoang dã khác.

+ Thực hiện tốt các biện pháp vệ sinh chuồng trại, máng ăn uống, dụng cụ chăn nuôi. Định kỳ dùng thuốc sát trùng để phu tiêu độc khử trùng toàn bộ chuồng trại, khu vực chăn nuôi, trang thiết bị, dụng cụ chăn nuôi.

Nguồn tin: BSTY: Lê Sỹ Thành - TTKN Thanh Hóa
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 15002


Các tin khác:
 Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp: “Nuôi trồng thủy sản ven biển hiệu quả, bền vững”. (26/09/2018)
 Phòng bệnh cho cá nuôi trong giai đoạn chuyển mùa (10/09/2018)
 Sản xuất lúa theo hướng hữu cơ giúp nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả (07/08/2018)
 Cách dùng Oxytocin trên lợn nái đẻ (07/08/2018)
 Một số lưu ý khi làm vacxin cho gia cầm qua đường uống (07/08/2018)
 Đôi điều về thực phẩm hữu cơ (07/08/2018)
 Một số biện pháp xử lý chất thải trong chăn nuôi (07/08/2018)
 Hiệu quả mô hình phát triển sản xuất giống dưa lê Kim Hoàng Hậu theo phương pháp sử dụng màng phủ nông nghiệp (07/08/2018)
 Bệnh đầu đen trên gà thả vườn (07/08/2018)
 Một số biện pháp khắc phục hậu quả sau mưa lũ trong chăn nuôi (26/07/2018)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang