Số lượt truy cập
Hôm nay 57525
Hôm qua 39190
Tuần này 162229
Tháng này 3200055
Tất cả 192995639
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ năm, 19/07/2018
Một số lưu ý trong phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi mùa mưa bão

Vào mùa mưa bão, thời tiết có những thay đổi phức tạp, diễn biến khó lường, thường có bão lốc, lũ lụt, sạt lỡ đất xảy ra, gây thiệt hại lớn về kinh tế và ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp trong đó ngành chăn nuôi đã chịu ảnh hưởng không nhỏ. Không những vậy, sau mỗi trận mưa bão, lũ lụt còn có nhiều nguy cơ dịch bệnh ở gia súc, gia cầm bùng phát và lan ra diện rộng gây thiệt hại cho bà con nông dân.

Để hạn chế đến mức tối da các thiện hại do mưa bão, lũ lụt gây ra, người chăn nuôi, cần quan tâm và giải quyết được một số vấn đề sau:

I. NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN QUAN TÂM

1. Vì sao vào mùa mưa thường xảy ra dịch bệnh ở gia súc, gia cầm?

Vào mùa mưa, mầm bệnh theo nước lũ sẽ lan đi khắp nơi. Lũ lụt càng lớn, quy mô càng rộng thì sự lan truyền mầm bệnh càng tăng, mức độ nguy hiểm càng lớn.

Mặt khác, trong khi có sự di chuyển đàn gia súc, gia cầm tránh lũ sẽ đem theo các mầm bệnh từ nơi này tới nơi khác. Kết hợp nếu các khâu chăm sóc, nuôi dưỡng, vệ sinh tẩy uế chuồng trại không được thực hiện tốt sẽ làm suy giảm đáng kể sức chống chịu bệnh tật ở vật nuôi, khiến cho các bệnh truyền nhiễm như tiêu chảy, dịch tả, thương hàn… dễ lây lan và bùng phát.

2. Vào mùa mưa lũ, những bệnh nào ở gia súc, gia cầm thường xảy ra?

- Đối tượng là trâu, bò, dê: bệnh dịch tả, lở mồm long móng, tụ huyết trùng, tiêu chảy, chướng hơi dạ cỏ…

- Đối với lợn: Hội chứng tiêu chảy;  bệnh dịch tả lợn, tụ huyết trùng, phó thương hàn…

- Đối với gia cầm, thủy cầm: bệnh Cúm gia cầm, gumboro, tụ huyết trùng, niu-cat-sơn (Newcastle), cầu trùng, bệnh do e.coli…

3. Tại sao phải chủ động phòng chống dịch bệnh ở vật nuôi mùa mưa bão?

Chủ động phòng chống có nghĩa là đưa ra các phương án, biện pháp để bảo vệ đàn gia súc, gia cầm khi chưa có mưa bão, lũ lụt, dịch bệnh xảy ra. Chủ động tiêu diệt, ngăn chặn nhằm hạn chế mầm bệnh ở môi trường; đồng thời áp dụng các biện pháp nâng cao sức khỏe vật nuôi, nâng cao sức chống chịu bệnh tật cho gia súc, gia cầm. Vì khi mầm bệnh đang còn ở ngoài môi trường, chúng rất dễ bị tiêu diệt bởi các tác động ngoại cảnh được thực hiện qua biện pháp vệ sinh tẩy uế môi trường. Còn khi chúng xâm nhập vào cơ thể vật nuôi và gây thành bệnh thì chi phí chữa trị rất tốn kém mà hiệu quả thường không cao.

II. LÀM THẾ NÀO ĐỂ CHỦ ĐỘNG PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH CHO GIA SÚC GIA CẦM TỐT NHẤT

Thứ nhất: Đối với những vùng có nguy cơ và thường hay ngập lụt, cần chủ động tôn cao nền chuồng hoặc làm sàn cao cho vật nuôi tránh trú. Làm rèm che chắn hạn chế mưa tạt gió lùa để gia súc, gia cầm được ở sạch, khô ráo và ấm áp.

Thứ ba: Dự trữ nguồn thức ăn cho gia súc, gia cầm đủ về lượng và đảm bảo về chất. Dự trữ thức ăn xanh, phơi khô, ủ chua rơm rạ, cỏ khô, thân cây bắp, thức ăn tinh đối với trâu, bò; Dự trữ thức ăn tinh và thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh đối với lợn, gia cầm, thủy cầm. Thức ăn dự trữ cần bảo quản ở những nơi khô ráo để tránh ẩm mốc. Tuyệt đối không cho vật nuôi ăn thức  ăn tinh đã bị nấm mốc. Lưu ý đối với những gia đình có đàn gia súc, gia cầm đã lớn thì nên xuất bán bớt vì trong thời kỳ này khan hiếm thức ăn và hạn chế khả năng rủi ro do bão lụt.Thứ hai: Chủ động dự trữ nước sạch để đảm bảo luôn luôn có nước uống sạch cho gia súc, gia cầm. Cần có đủ thùng đựng nước. Nếu sử dụng ước khi mưa bão cần được đánh phèn cho trong và khử trùng bằng Chloramin-B hoặc Chloramin-T, pha 1 viên với 25 lít để khử trùng nước uống cho gia súc, gia cầm.

Thứ tư: Chủ động tiêm phòng đầy đủ và đúng lịch các vắc-xin phòng chống một số bệnh dễ xảy ra vào mùa mưa bão ở vật nuôi nói trên. Dự trữ một số vật tư thuốc thú y cần thiết, vitamin, thuốc trợ sức, trợ lực, men tiêu hóa, hóa chất sát trùng… dùng cho vật nuôi khi thời tiết bất lợi.

Thứ năm:Chủ động  phương án thắp sáng và giữ ấm cho vật nuôi: Những ngày mưa bão lớn thường bị mất điện nên người chăn nuôi cần chủ động phương án thắp sáng và sưởi ấm dự phòng như máy phát điện, đèn, xăng dầu, bếp than, bếp trấu, củi… để giữ ấm cho vật nuôi.

Thứ sáu:Nắm bắt diễn biến thời tiết,hàng ngày chú ý theo dõi thông tin về diễn biến thời tiết trên các phương tiện thông tin đại chúng để chủ động áp dụng các biện pháp kỹ thuật, cần nghe vào sáng sớm, trưa, tối để chủ động thực hiện các biện pháp trong ngày và chuẩn bị cho ngày hôm sau.

III. CÁC BIỆN PHÁP HỖ TRỢ VẬT NUÔI TRONG VÀ SAU MƯA BÃO, LŨ LỤT HIỆU QUẢ NHẤT

Chăm sóc, nuôi dưỡng:Vật nuôi cần được chăm sóc chu đáo, không bị bỏ đói hoặc ăn những loại thức ăn tận dụng, thiếu dinh dưỡng, bị mốc, kém chất lượng. Nâng cao sức chống chịu cho vật nuôi là chủ động phòng ngừa rất có hiệu quả sự nhiễm mầm bệnh truyền nhiễm ở chúng.

Vệ sinh phòng bệnh:Thực hiện vệ sinh thật tốt, thường xuyên quét dọn chuồng trại để vật nuôi được ở sạch. Định kỳ 1 tuần 1 - 2 lần phun tẩy uế chuồng trại và khu vực xung quanh bằng dung dịch 1% - 2% BKA hoặc Benkocid (pha 20 - 30ml thuốc, 110 lít nước) hoặc 1% Chloramin-T. Khi nước rút đến đâu thì dọn vệ sinh, phun thuốc sát trùng, tiêu độc, diệt mầm bệnh truyền nhiễm đến đó.

Thường xuyên kiểm tra sức khỏe đàn gia súc, gia cầm, đặc biệt dễ nhận biết những bất thường vào sáng sớm thông qua: Quan sát trạng thái vật nuôi để phát hiện được những bất thường như uể oải, ủ rũ hoặc hung hăng; kiểm tra trạng thái phân, nước tiểu; đồng thời kiểm tra lượng thức ăn, nước uống tiêu thụ hàng ngày của gia súc, gia cầm.

Thực hiện cách ly kịp thời những vật nuôi có biểu hiện khác thường, chẩn đoán và điều trị nếu cần thiết, không được bán hoặc phát tán gia súc, gia cầm ốm, chết và chất thải của chúng ra xung quanh, tránh lây lan dịch bệnh.

Cách xử lý khi gia súc, gia cầm bị mưa ướt

- Khi gia súc, gia cầm bị mưa ướt lâu sẽ làm mất nhiệt, giảm sức đề kháng và dễ phát sinh bệnh, vì vậy cần đưa ngay gia súc, gia cầm ướt vào chuồng khô và ấm.

- Thay hoặc bổ sung đệm lót khô cho vật nuôi. Tăng cường chăm sóc nuôi dưỡng, bổ sung vitamin, khoáng chất, men tiêu hóa cho vật nuôi. Với những gia súc có biểu hiện rối loạn tiêu hóa hoặc bệnh đường hô hấp thì phải cách ly và điều trị kịp thời.

- Sau bão lũ, khi nước rút cần quét dọn, vệ sinh chuồng trại, bãi chăn, thu gom rác thải… tiến hành phun khử trùng tiêu độc bằng các chất sát trùng để tiêu diệt mầm bệnh trong nền chuồng và bãi chăn thả. 

Cách xử lý xác vật nuôi: Phương pháp hiệu quả nhất là chôn, đốt xác vật nuôi chết tại những địa điểm được cho phép, trước khi chôn cần phun thuốc diệt côn trùng hoặc thuốc sát trùng hoặc tưới dầu hỏa lên xác vật chết để chống các loài ăn thịt và côn trùng xâm nhập.

In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 14431


Các tin khác:
 Một số lưu ý khi lúa gặp mưa lớn sau cấy (17/07/2018)
 Phòng trừ ốc bươu vàng và cỏ dại hại lúa mùa. (05/07/2018)
 Kết quả bước đầu mô hình nuôi tôm he chân trắng trong bể xi măng tại xã Bình Minh huyện Tĩnh Gia. (03/07/2018)
 Phát triển nghề nuôi cá lồng bè vùng ven biển Thanh Hóa (03/07/2018)
 Thực trạng và giải pháp phát triển bền vững nghề nuôi trồng thủy sản ven biển thích ứng thông minh với biến đổi khí hậu. (03/07/2018)
 Tăng cường chống nóng cho mạ và lúa vụ mùa 2018. (02/07/2018)
 Kết quả mô hình thâm canh lúa theo hướng hữu cơ đạt năng suất chất lượng hiệu quả cao tại Thanh Hóa. (25/06/2018)
 Hiệu quả mô hình sản xuất lạc giống L26 theo chuỗi giá trị (08/06/2018)
 Một số lưu ý trong làm mạ và chuẩn bị đất cho vụ lúa mùa (01/06/2018)
 Hiệu quả mô hình thâm canh lúa cải tiến (SRI) áp dụng công nghệ cấy hàng biên (01/06/2018)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang