Số lượt truy cập
Hôm nay 11325
Hôm qua 58866
Tuần này 174895
Tháng này 3212721
Tất cả 193008305
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ ba, 26/01/2021
Kết quả bước đầu thực hiện mô hình trồng thâm canh cây giổi ăn hạt bằng cấy ghép.

Cây Giổi trồng từ hạt sau 8-10 năm mới ra hoa, cho quả. Tuy nhiên, cây Giổi ghép có thể rút ngắn thời gian thu hoạch quả và hạt từ 8 năm xuống còn 4 năm.

Năm 2020, Trung tâm Khuyến nông Thanh Hóa phối hợp với Viện nghiên cứu Lâm sinh thực hiện Dự án: “Xây dựng mô hình trồng thâm canh Giổi ăn hạt bằng cây ghép”, quy mô 5 ha, với 25 hộ dân tham gia. Mô hìnhđược triển khai tại xã Cẩm Phú huyện Cẩm Thủy tỉnh Thanh Hóa.

Các hộ tham giađược hỗ trợ 100% cây giống, phân bón, được tập huấn kỹ thuật trước khi trồng. Mô hình đã ứng dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật trong đócây giống đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng; thực bì được phát dọn; làm đất, đào hố được thực hiện trước khi trồng 1 tháng;hố được đào với kích thước 50 x 50 x 50 cm; bón phân với lượng 2kg phân vi sinh + 0,5 kg phân NPK (16.16.8)/hố, bón bổ sung Chế phẩm sinh học Trichoderma để cải tạo đất và phòng trừ nấm bệnh lượng bón 10 kg/ha, mật độ trồng 500 cây/ha theo phương thức phân tán với diện tích mỗi hộ tối thiểu 0,1ha và tối đa không qua 0,3 ha.

Sau thời gian 5 tháng (trồng từ tháng 8/2020), mô hình đã được địa phương và các hộ tham gia đánh giá cao. Cây giổi có tỷ lệ sống cao đạt 96%, cành ghép phát triển nhanh, chồi nách đã ra được 6-7 lá, cây sinh trưởng khỏe, sạch sâu bệnh và phù hợp với điều kiện địa phương.Cây giổi ghép sau khi trồng sẽ rút ngắn thời gian thu hoạch quả và hạt từ 8 năm xuống còn 4 năm. Ngoài giá trị thu được từ hạt, gỗ cây giổi cũng có giá trị cao.

Với kết quả bước đầu đạt được, mô hình: “Trồng thâm canh Giổi ăn hạt bằng cây ghép” sẽ là cơ sở nhân rộng diện tích trồng cây lâm sản ngoài gỗ đem lại giá trị cao cho người nông dân.


     Hố trồng cây                 Hộ thực hiện trồng cây              Cây sau trồng 5 tháng

Nguồn tin: Lê Hương - TTKN Thanh Hóa
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 14012


Các tin khác:
 Tăng cường phòng chống rét cho cây trồng vụ Xuân (22/01/2021)
 Hiệu quả bước đầu từ mô hình trồng rừng thâm canh gỗ lớn theo hướng công nghệ cao (Keo lai mô). (19/01/2021)
 7.985 hộ dân được hưởng lợi từ các mô hình khuyến nông (18/01/2021)
 Phòng chống đói, rét cho đàn vật nuôi (12/01/2021)
 Hiệu quả kinh tế từ mô hình sản xuất nghêu giống tại Thanh Hóa (18/12/2020)
 Một số giải pháp phát triển bền vững nghề nuôi cá lồng tại Thanh Hóa (16/12/2020)
 Thanh Hóa: Hiệu quả mô hình trồng ngô nếp HN68 thâm canh tại Hoằng Hóa. (11/12/2020)
 Hiệu quả lớp đào tạo tập huấn về “Kỹ thuật trồng ngô thâm canh”. (11/12/2020)
 Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp chủ đề: “Phát triển nghề nuôi trồng thủy sản trên sông, hồ gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm”. (09/12/2020)
 Hội thảo đầu bờ mô hình sản xuất thương phẩm ngô nếp gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm. (04/12/2020)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang