Số lượt truy cập
Hôm nay 2179
Hôm qua 58866
Tuần này 165749
Tháng này 3203575
Tất cả 192999159
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ tư, 18/11/2020
Hiệu quả bước đầu từ mô hình: Trồng thâm canh rừng gỗ lớn bằng giống keo lai mô ươm trên giá không sử dụng vỏ bầu PE tại Thanh Hóa”.

Năm 2018, Trung tâm Khuyến nông Thanh Hóa được UBND tỉnh phê duyệt cho triển khai thực hiện 01 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh, Đề tài: “Nghiên cứu kỹ thuật ươm giống cây keo lai mô trên giá thể không sử dụng vỏ bầu PE nhằm giảm chi phí, nâng cao tỷ lệ sống và khả năng sinh trưởng của rừng trồng gỗ lớn tại Thanh Hóa”. Sau 2 năm triển khai thực hiện, đề tài đã cơ bản hoàn thành các nội dung, khối lượng và sản phẩm theo hợp đồng đã được ký kết giữa Trung tâm khuyến nông Thanh Hóa (đơn vị chủ trì thực hiện) với Sở Khoa học và Công nghệ Thanh Hóa. Một số kết quả nổi bật của Đề tài như sau:

- Đề tài đã thực hiện việc Nghiên cứu phương pháp xử lý nguyên liệu (xơ dừa,  mùn cưa, giá thể sau nuôi trồng nấm, phế phẩm phụ nông nghiệp, bã mía) làm giá thể ươm giống keo lai mô. Từ 05 loại nguyên liệu gồm: Xơ dừa, bã mía, mùn cưa, giá thể sau nuôi trồng nấm và rơm rạ. Tổng số công thức thí nghiệm được thực hiện là: 3 CT x 5 NL x 3 lần lặp. Kết quả, sau thời gian 05 tháng (từ tháng  6/2018-10/2018), chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu, xử lý được 05 loại giá thể để ươm keo lai mô (đạt 100% YC).Về chất lượng, cả 5 loại giá thể kể trên đều đảm bảo độ mịn, tơi xốp và độ kết dính…

- Đề tài đã nghiên cứu tìm công thức tối ưu để ươm mô mầm keo lai: Thời gian thực hiện 05 tháng (10/2018-01/2019). Địa điểm tại vườn ươm Công ty Cổ phần giống Nông Lâm nghiệp Thanh Hóa. Xóm 3, xã Hợp Tiến, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Diện tích ô thí nghiệm là 20m2. Khay giá thể chúng tôi lựa chọn 2 loại khay là khay nhựa và khay xốp. Sau đó cho 5 loại giá thể đã phối trộn theo các công thức vào khay rồi cấy cây trực tiếp vào bầu. Số công thức được bố trí là: 5 TN x 3CT x 3 lần lặp x 30 cây/lần = 1.350 cây.

Qua quá trình nghiên cứu, theo dõi thí nghiệm. Kết quả tỷ lệ cây đủ tiêu chuẩn xuất vườn đạt 88,86%. Cụ thể như sau:

- Về tỷ lệ sống của keo lai mô ươm trên giá thể sau 4 tháng

CTTN

Xơ dừa (TB)

Mùn cưa (TB)

GT sau trồng nấm (TB)

Bã mía (TB)

Rơm rạ (TB)

CT1

93,3

93,3

93,3

90,0

90,0

CT2

90

90

90,0

86,6

86,6

CT3

86,6

86.6

86.6

83,3

83,3

ĐC

80

80

80

80.0

80.0

Bảng 01: Tổng hợp tỷ lệ sống.

Nhận xét: Nhìn vào bảng 01 ta thấy:  Tất cả 5 loại giá thể, công thức 1 đều cho tỷ lệ sống TB cao nhất, sau đó giảm dần đến CT2, CT3và CT đối chứng.  

- Về khả năng sinh trưởng của keo lai mô sau 4 tháng:

+ Chiều cao Hvn (cm):

CTTN

Xơ dừa (TB)

Mùn cưa (TB)

GT sau trồng nấm (TB)

Bã mía (TB)

Rơm rạ (TB)

CT1

35,02±0,69

36,57±0,74

35,41±1,57

35,27±0,58

35,64±1,50

CT2

33,27±0,59

34,68±0,69

33,20±1,26

32,94±1,44

33,10±0,89

CT3

33,01±0,64

32,99±0,53

32,39±0,75

31,73±0,51

32,09±0,96

ĐC

28,33±0,73

28,33±0,73

28,33±0,73

28,33±0,73

28,26±0,79

Bảng 02: Tổng hợp khả năng sinh trưởng về chiều cao.

Nhận xét: Nhìn vào bảng 02 ta thấy:  Tất cả 5 loại giá thể, công thức 1 đều cho khả năng sinh trưởng TB về chiều cao tốt nhất. Sau đó giảm dần đến CT2, CT3 và CT đối chứng.  

  + Đường kính Doo (mm):

CTTN

Xơ dừa (TB)

Mùn cưa (TB)

GT sau trồng nấm (TB)

Bã mía (TB)

Rơm rạ (TB)

CT1

4,14±0,34

4,16±0,39

4,16±0,34

4,17±0,33

4,08±0,53

CT2

3,71±0,37

3,96±0,34

3,69±0,38

4,02±0,33

3,84±0,38

CT3

3,53±0,40

3,81±0,33

3,55±0,38

3,80±0,32

3,58±0,37

ĐC

3,32±0,38

3,32±0,38

3,32±0,38

3,32±0,38

3,31±0,38

Bảng 03: Tổng hợp khả năng sinh trưởng về đường kính cổ rễ.

Nhận xét: Nhìn vào bảng 03 ta thấy:  Tất cả 5 loại giá thể, công thức 1 đều cho khả năng sinh trưởng TB về đường kính cổ rễ tốt nhất. Sau đó giảm dần đến CT2, CT3và CT đối chứng.  

Từ kết quả thí nghiệm chúng tôi tiến hành sản xuất cây giống trên  5 loại giá thể tại vườn ươm. Số lượng cây ươm là 25.000 cây (5.000 cây/giá thể). Kết quả, sau 105 ngày, số lượng cây giống đủ tiêu chuẩn xuất vườn là 23.450 cây, tỷ lệ 93,8% (yêu cầu 80%) chiều cao đạt từ 30cm trở lên, đường kính cổ rễ đạt 0,2 -0,3cm, cây có màu xanh tự nhiên không sâu bệnh, rễ chuyển từ màu trắng sang màu nâu, quấn chắc vào giá thể. Trọng lượng bầu từ 75 - 80g/bầu (trọng lượng cây bầu đất từ 280-300g/bầu). So với yêu cầu trọng lượng cây bầu khi xuất vườn bằng 1/3 so với cây bầu đất (đã được Hội đồng Khoa học nghiệm thu ngày 31/7/2019).

- Xây dựng mô hình: Chúng tôi đã tiến hành  trồng rừng thử nghiệm bằng cây giống keo lai mô ươm trên giá thể. Quy mô 6 ha tại 2 điểm là: Xã Ngọc Phụng, huyện Thường Xuân và xã Thọ Bình, huyện Triệu Sơn (đạt 100% yêu cầu). Mật độ trồng 1.330 cây/ha (cây cách cây2,5m; hàng cách hàng 3,0m). Lượng phân bón: NPK5.8.5 là 0,2kg/cây/lần. Thời gian trồng từ ngày 12-20/8/20219. Qua nghiên cứu, theo dõi chúng tôi thu được kết quả như sau:

+ Tỷ lệ sống: Trung bình sau 11 tháng đạt 97,7% (So với yêu cầu 90%)

+ Sinh trưởng: Cây trồng sau 11 tháng chiều cao đạt TB 4,0m; cá biệt có cây cao trên 5,0m; đường kính gốc đạt TB 5,03cm; cá biệt có cây đạt 8,0cm( So với rừng trồng đại trà, chiều cao đạt từ 2,5-2,8m; đường kính gốc đạt 2,5-3,0cm)

Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu, theo dõi chúng tôi nhận thấy, so với trồng rừng bằng cây ươm trong  bầu PE, cây ươm trên giá thể có nhiều ưu điểm vượt trội đó là: Tiết kiệm chi phí vận chuyển; tăng năng suất trồng rừng; khả năng cây bén rễ sau trồng nhanh hơn; tỷ lệ sống bình quân cao hơn, hạn chế ô nhiễm môi trường. Theo tính toán của chúng tôi, chi phí trồng rừng và chăm sóc  bằng keo lai mô ươm trên giá thể: 23.595.200đ;  Trồng rừng và chăm sóc bằng cây giống ươm trong bầu PE chi phí là: 28.453.550đ. Như vậy, mỗi ha trồng rừng bằng giống keo lai mô ươm trên giá thể sẽ tiết kiệm được: 28.453.550đ – 23.595.200 = 4.858.350 đ (17%). ( Căn cứ QĐ số 38/2005/QĐ – BNN và Quyết định số 4227/2007/ QĐ/BNN-KHCN; giá cây giống tính theo thông báo số 77, ngày 31/1/2018 của Sở TC).

Bên cạnh đó, quá trình nghiên cứu, thực hiện chúng tôi nhận thấy rẳng, để trồng rừng đạt kết quả và hiệu quả, đối với giống keo lai mô ươm trên giá thể cần phải chuẩn bị xong hiện trường rồi mới lấy cây về, lấy cây đến đâu trồng ngay đến đó (cây để không quá 3-4 ngày).

Mặc dù đây mới là kết quả và hiệu quả bước đầu trong xây dựng mô hình: Trồng rừng thử nghiệm bằng giống Keo lai mô ươm trên giá thể. Hy vọng trong thời gian tới đây sẽ là hướng đi mới trong trồng thâm canh rừng gỗ lớn tại Thanh Hóa./.

Nguồn tin: Phạm Thị Hoa và Nhóm nghiên cứu - TTKN Thanh Hóa
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 15382


Các tin khác:
 Bệnh thán thư hại ớt (Colletotrichum nigrum Ell et Hals) và biện pháp phòng chống. (18/11/2020)
 Hiệu quả bước đầu mô hình “Ứng dụng hệ thống canh tác lúa thông minh trong sản xuất lúa chất lượng đạt năng suất cao gắn với tiêu thụ sản phẩm”. (18/11/2020)
 Bệnh Tembusu trên Vịt (18/11/2020)
 Một số biện pháp để ngăn ngừa, chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi tái phát. (22/10/2020)
 Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp với chủ đề : “Phát triển cây ăn quả gắn với thị trường tiêu thụ” (13/10/2020)
 Kỹ thuật chăm sóc một số cây trồng vụ đông. (06/10/2020)
 Hiệu quả kinh tế từ mô hình lúa - cá ở huyện Nông Cống (05/10/2020)
 Diễn đàn khuyến nông @ nông nghiệp với chủ đề “Các giải pháp nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả trong sản xuất lúa chế biến gắn với tiêu thụ sản phẩm”. (30/09/2020)
 Hiệu quả mô hình thâm canh lúa chế biến đạt năng suất cao gán với tiêu thụ sản phẩm (22/09/2020)
 Tập huấn mô hình ngô nếp gắn với liên két tiêu thụ sản phẩm (14/09/2020)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang