Số lượt truy cập
Hôm nay 14262
Hôm qua 58866
Tuần này 177833
Tháng này 3215659
Tất cả 193011243
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ ba, 13/10/2020
Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp với chủ đề : “Phát triển cây ăn quả gắn với thị trường tiêu thụ”

Ngày 7/10/2020, tại hội trường Trung tâm chính trị huyện Thạch Thành, Trung tâm Khuyến nông Thanh Hóa đã phối hợp với Trung tâm Dich vụ Nông nghiệp huyện Thạch Thành tổ chức Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp với chủ đề: “Phát triển cây ăn quả gắn với thị trường tiêu thụ”.

Diễn đàn thu hút gần 200 đại biểu đến từ các cơ quan, đơn vị: Lãnh đạo UBND huyện Thạch Thành; Chi cục Trồng trọt và BVTV; Trung tâm Khuyến nông; Đài Truyền thanh huyện Thạch Thành và 12 huyện trong tỉnh gồm: Ngọc Lặc, Cẩm Thủy, Thường Xuân, Như Xuân, Như Thanh, Yên Định, Vĩnh Lộc, Bá Thước, Lang Chánh, Thọ Xuân, Hoằng Hóa, Hà Trung; các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh: Công ty CP Công nông nghiệp Tiến Nông; Công ty TNHH xây dựng Quyền Anh; Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Thủy Ngọc; Công ty TNHH Vi Giang,...

Tại diễn đàn các đại biểu đã nghe báo cáo với các chuyên đề như: Thực trạng, định hướng và giải pháp phát triển cây ăn quả tập trung gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa; Ứng dụng đồng bộ tiến bộ kỹ thuật nâng cao hiệu quả sản xuất cây có múi tại Thanh Hóa; Giải pháp phòng trừ dịch hại tren một số cây ăn quả; Đề xuất một số biện pháp canh tác cây có múi năng suất cao tại huyện Thạch Thành; Phát triển sản xuất cây ăn quả đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa; thực trạng và giải pháp phát triển cây ăn quả theo hướng bền vững tại huyện Thạch Thành; Biện pháp sử dụng phân bón hiệu quả trong thâm canh cây ăn quả đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu; Vai trò của doanh nghiệp trong liên kết sản xuất bao tiêu sản phẩm cây ăn quả; Bảo vệ thực vật an toàn hiệu quả trong sản xuất cây ăn quả gắn với giải pháp bền vững; Kinh nghiệm trong sản xuất cây ăn quả an toàn thực phẩm, đảm bảo điều kiện xuất khẩu…


Thanh Hóa là tỉnh có diện tích đất nông nghiệp rộng lớn, nhiều vùng miền trong tỉnh có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển các loại cây ăn quả nhiệt đới, ôn đới. Trong đó có Cam Vân Du, Bưởi Luận Văn, Bưởi Diễn, Nhãn muộn, Na dai, Thanh Long ruột đỏ, Ổi, Xoài, Dứa…đã trở thành những loại trái cây chủ lực của tỉnh.

Cùng với sự phát triển kinh tế, xã hội, khi nguồn lương thực đã được đáp ứng đầy đủ thì nhu cầu sử dụng các loại trái cây tươi, ngon, sạch ngày càng tăng trong đời sống hàng ngày của người dân. Chính vì vậy, sản xuất cây ăn quả đang là ngành cho giá trị cao cả về mặt kinh tế và  môi trường sinh thái.

Hiện nay, diện tích đất trồng các loại cây ăn quả tại Thanh Hóa đạt trên 21,6 nghìn ha. Trong đó diện tích cho thu hoạch khoảng trên 17 nghìn ha, sản lượng ước đạt trên 304.000 tấn/năm, giá trị ước đạt trên 2.150 tỷ đồng. Tuy nhiên sản lượng trên chỉ mới đáp ứng khoảng 50% nhu cầu tiêu dùng trong tỉnh. Bên cạnh đó, quy mô sản xuất cây ăn quả tại Thanh Hóa còn manh mún, nhỏ lẻ, chưa có nhiều các trang trại chuyên canh cây ăn quả tập trung quy mô lớn, vẫn  trồng theo thói quen, trồng nhiều loại cây; việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật chưa được quan tâm, khả năng đầu tư thấp; công tác quản lý giống còn khó khăn.


Theo đó, định hướng và giải pháp phát triển cây ăn quả tập trung gắn với thị trường tiêu thụ là rất cần thiết nhằm hình thành một ngành hàng hóa tập trung, đem lại hiệu quả kinh tế cao, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.

Chính vì vậy, các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị xã hôi nghề nghiệp… cần tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ và nhân dân, hướng dẫn các quy định, quy chuẩn, tiêu chuẩn trong sản xuất, hướng dẫn các cơ chế, chính sách để  khuyến khích người dân và doanh nghiệm thực hiện.

Đồng thời quy hoạch vùng trồng cây ăn quả, loại cây ăn quả mang tính liên vùng nằm trong quy hoạch định hướng chung của tỉnh. Trên cơ sở đó quy hoạch từng địa phương xây dựng đề án, kế hoạch và lộ trình phát triển cây ăn quả theo quy mô lớn. Lựa chọn được loại giống, đối tượng cây trồng, các biện pháp kỹ thuật, đẩy mạnh việc khuyến khích xây dựng các cơ sở chế biến…

Không những thế cần rà soát chuyển đổi diện tích đất trồng mía, sắn, ngô, lúa và một số cây trồng khác hiệu quả thấp sang trồng cây ăn quả và mỗi vùng trồng cây ăn quả, nhất là vùng trồng cây ăn quả tập trung cần cấp mã số.

 Đặc biệt đầu tư cơ sở hạ tầng: đường giao thông nội đồng, hệ thống tưới tiêu, hệ thống điện đảm bảo tiêu chuẩn để cơ giới hóa, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất quy mô lớn. Thành lập hiệp hội, câu lạc bộ sản xuất, tiêu thụ nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng cho doanh nghiệp và người sản xuất. thực hiện đa dạng hóa các hình thức tiêu thụ, đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tổ chức các hội nghị kết nối cung cầu nhằm giới thiệu các sản phẩm cây ăn quả, đặc sản tại địa phương. Thực hiện tốt các quy định, văn bản quy phạm pháp luật về sản xuất nông nghiệp; tiếp tục thực hiện tốt các cơ chế chính sách của tỉnh và xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cải tạo vườn tạp để sản xuất cây ăn quả ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất.

Thông qua diễn đàn 38 câu hỏi xoay quanh việc lựa chọn giống, lựa chọn vùng, kỹ thuật ứng dụng mới trong sản xuất và thị trường tiêu thụ đầu ra cho sản phẩm đã được ban cố vấn giải đáp  đầy đủ, thỏa đáng cho các đại biểu và bà con nông dân./.

Nguồn tin: TTKN Thanh Hóa
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 21848


Các tin khác:
 Kỹ thuật chăm sóc một số cây trồng vụ đông. (06/10/2020)
 Hiệu quả kinh tế từ mô hình lúa - cá ở huyện Nông Cống (05/10/2020)
 Diễn đàn khuyến nông @ nông nghiệp với chủ đề “Các giải pháp nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả trong sản xuất lúa chế biến gắn với tiêu thụ sản phẩm”. (30/09/2020)
 Hiệu quả mô hình thâm canh lúa chế biến đạt năng suất cao gán với tiêu thụ sản phẩm (22/09/2020)
 Tập huấn mô hình ngô nếp gắn với liên két tiêu thụ sản phẩm (14/09/2020)
 Thanh Hóa: Tập huấn kỹ thuật chăn nuôi vịt biển an toàn sinh học (14/09/2020)
 Nuôi dê - Những điều cần biết. (07/09/2020)
 Chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại lúa mùa giai đoạn làm đòng. (11/08/2020)
 Thanh Hóa: Cây đậu tương quý trên vùng đất khô hạn Vĩnh Lộc. (03/08/2020)
 Trung tâm Nghiên cứu vịt Đại Xuyên triển khai mô hình chăn nuôi vịt biển an toàn sinh học tại Thanh Hóa. (28/07/2020)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang