Số lượt truy cập
Hôm nay 5667
Hôm qua 58866
Tuần này 169237
Tháng này 3207063
Tất cả 193002647
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ bảy, 03/10/2020
Tăng cường kiểm soát chất lượng phân bón

Mặc dù hàng năm, các cơ quan chuyên ngành, lực lượng chức năng đều triển khai các đợt thanh tra, kiểm tra đối với mặt hàng phân bón. Tuy nhiên, tình trạng phân bón giả, kém chất lượng, hết hạn sử dụng vẫn tồn tại trên thị trường, gây ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp và thiệt hại cho nông dân.

Điển hình như trong tháng 6-2020, đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành, gồm: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công an tỉnh, Cục Quản lý thị trường đã tiến hành thanh tra các cơ sở sản xuất phân bón trên địa bàn tỉnh. Đoàn thanh tra đã tổ chức kiểm tra về điều kiện sản xuất tại 12 cơ sở sản xuất phân bón. Ngoài việc kiểm tra về hồ sơ sản xuất phân bón, như: Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón, hồ sơ công bố tiêu chuẩn chất lượng, phiếu kiểm nghiệm chất lượng, hợp đồng, hóa đơn mua bán hàng hóa, lực lượng thanh tra đã tập trung kiểm tra về chất lượng phân bón, nội dung ghi nhãn hàng hóa và kiểm tra đánh giá, phân loại cơ sở sản xuất phân bón, đồng thời, lấy 22 mẫu phân bón để phân tích chất lượng. 

Đoàn thanh tra liên ngành kiểm tra phân bón tại Công ty TNHH liên doanh phân bón Hữu Nghị.

Theo đánh giá của đoàn kiểm tra liên ngành, hiện nay các đơn vị sản xuất phân bón đã tuân thủ tốt hơn các quy định của Nhà nước về các thủ tục và điều kiện sản xuất phân bón. Tuy nhiên, vẫn có 5 mẫu phân bón của 4 đơn vị sản xuất vi phạm về chất lượng. Đoàn thanh tra liên ngành đã tiến hành xử phạt vi phạm hành chính 4 tổ chức vi phạm với tổng số tiền là 130 triệu đồng. Qua các đợt thanh tra, kiểm tra sẽ nâng cao ý thức, trách nhiệm chấp hành pháp luật của các công ty sản xuất phân bón, chấn chỉnh sai phạm nếu có, bảo vệ các doanh nghiệp làm ăn chân chính, tạo sự cạnh tranh công bằng, lành mạnh.

Một bất cập trong công tác thanh, kiểm tra chất lượng phân bón hiện nay là khâu kiểm nghiệm mất rất nhiều thời gian. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh chưa có cơ sở đủ điều kiện kiểm nghiệm chất lượng phân bón. Do đó, sau khi lấy mẫu, các cơ quan chức năng phải gửi đến Trung tâm Khảo kiểm nghiệm phân bón quốc gia và chờ từ 20-30 ngày mới được công bố kết quả. Do vậy, việc xử phạt đối với những trường hợp vi phạm bị chậm trễ, ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng nếu trong khi chờ xử lý, những mặt hàng không bảo đảm chất lượng vẫn lưu thông trên thị trường.

Sản xuất phân bón là loại hình sản xuất có điều kiện. Theo quy định, tổ chức, cá nhân sản xuất phân bón phải đáp ứng các điều kiện, như: Có địa điểm sản xuất, diện tích nhà xưởng phù hợp với công suất của dây chuyền, máy móc thiết bị sản xuất phân bón; máy móc thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn và thiết bị đo lường thử nghiệm phải được kiểm định, hiệu chuẩn, hiệu chỉnh theo quy định của pháp luật; có khu vực chứa nguyên liệu và khu vực thành phẩm riêng biệt; có phòng thử nghiệm được công nhận hoặc có hợp đồng với tổ chức thử nghiệm được chỉ định để đánh giá các chỉ tiêu chất lượng phân bón do mình sản xuất...

Cũng từ 1-1-2020, Luật Trồng trọt có hiệu lực, đã quy định rõ hơn một số điều khoản cụ thể trong việc đáp ứng các tiêu chuẩn sản xuất, kinh doanh phân bón. Theo đó, phân bón phải được khảo nghiệm trước khi được công nhận lưu hành trừ một số loại phân bón thông dụng; mỗi tổ chức, cá nhân chỉ được đứng tên đăng ký công nhận 1 tên phân bón cho mỗi công thức thành phần, hàm lượng dinh dưỡng phân bón; tổ chức, cá nhân sản xuất, buôn bán phân bón phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, buôn bán phân bón; người trực tiếp điều hành sản xuất phải có trình độ đại học trở lên, người trực tiếp buôn bán phân bón có trình độ trung cấp trở lên thuộc một trong các chuyên ngành theo quy định... là cơ sở để lực lượng chuyên ngành tăng cường công tác kiểm tra, giám sát.

Thanh Hóa là tỉnh rộng, địa hình phức tạp, nhu cầu sử dụng phân bón cũng như các loại vật tư nông nghiệp khá lớn. Cùng với việc kiểm soát, quản lý sản xuất, buôn bán phân bón của lực lượng chức năng, người dân cần nâng cao ý thức trong việc chọn lựa phân bón phù hợp, đúng loại cây trồng, đúng liều lượng, đúng cách, đúng thời điểm, tuân thủ hướng dẫn sử dụng nhằm hướng đến nền nông nghiệp sạch và bền vững.

Nguồn tin: Báo Thanh Hóa
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 16069


Các tin khác:
 Hiệu quả từ chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng (03/09/2020)
 Chăm sóc, bảo vệ cây trồng vụ thu mùa (05/08/2020)
 Phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung (29/06/2020)
 Hơn 4.700 ha lúa trong vụ đông xuân được liên kết sản xuất (23/06/2020)
 Tăng cường công tác quản lý vật tư nông nghiệp (05/06/2020)
 Năng suất lúa vụ đông xuân ước đạt 64 tạ/ha (01/06/2020)
 Sản xuất nông nghiệp hữu cơ còn nhiều khó khăn (29/05/2020)
 Xã Thiệu Vũ chú trọng phát triển nông nghiệp hàng hóa (28/05/2020)
 Huyện Tĩnh Gia phấn đấu gieo trồng 8.200ha cây trồng các loại trong vụ thu - mùa (26/05/2020)
 Sản xuất lúa chất lượng cao theo hướng hữu cơ gắn với tiêu thụ sản phẩm tại huyện Quảng Xương (23/05/2020)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang