Số lượt truy cập
Hôm nay 46887
Hôm qua 39190
Tuần này 151591
Tháng này 3189417
Tất cả 192985001
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ tư, 05/06/2013
Ngâm ủ lúa giống vụ mùa

Nông dân miền Bắc đang chuẩn bị ngâm ủ hạt lúa giống để gieo cấy vụ mùa. Tuy nhiên, thời tiết vẫn tiếp tục nắng nóng và có thể còn diễn biến rất phức tạp trong suốt quá trình sinh trưởng, phát triển của lúa.

Để hạt giống có sức khỏe ngay từ ngày đầu nứt nanh và nẩy mầm, tăng cường khả năng chống chịu sau này là cực kỳ quan trọng. Chúng tôi xin chia sẻ kỹ thuật để mọi người cùng tham khảo và áp dụng.

1. Thời gian ngâm và thay nước (cần đọc kỹ trên bao bì của từng loại giống để biết mùa vụ SX)

- Đối với lúa thuần ngâm 24 - 30h, 12 - 15h phải thay nước cho sạch chua (với hạt cách vụ). Ngâm 40 - 48h, trong đó cứ 10 - 16h phải thay nước một lần cho sạch chua (đối với hạt liền vụ).

- Đối với các giống lúa lai (Syn6, TH 6, TH3-3, Bio 404, N.ưu 69, N.ưu 89, B-TE1, Bắc ưu 903KBL...) ngâm nước từ 12 - 16h, cứ 3 - 4h phải thay nước một lần cho sạch chua (đối với hạt liền vụ). Ngâm 6 - 8h, 3 - 4h phải thay nước cho sạch chua (đối với hạt cách vụ).

2. Ủ thúc mầm, điều tiết rễ mầm và thân mầm

- Ủ thúc mầm: Lượng hạt giống được đãi sạch và chuyển sang các vật dụng bằng tre như thúng, rành, rá hoặc bằng bao rứa mỏng không tráng nilon. Nên đậy nhẹ bằng lá chuối tươi (nếu ủ bằng thúng, rành, rá), chỉ gập nhẹ đầu bao (nếu ủ bằng bao dứa).

 Thời gian ủ thúc mầm thường từ 24 - 30h (với hạt lúa thuần) và 12 - 16h (với hạt lúa lai). Kết quả hạt giống sẽ nứt nanh theo tỷ lệ quy định.

- Điều tiết rễ mầm và thân mầm: Cần đổ tải hạt giống ra ngoài cho hạ nhiệt từ từ trước khi tiếp tục cho uống nước ở dưới ao hay bể to. Nên kết hợp thay phiên giữa ngâm uống nước và để trên cạn chỗ râm mát với thời gian như nhau (12h với lúa thuần và 6h với lúa lai) bằng chính các vật dụng trên.

 Sau 30 - 36h (với lúa thuần) và 18 - 24h (với lúa lai) sẽ cho mẻ mống mạ có rễ mầm và thân mầm bằng 1/3 - 1/2 chiều dài hạt thóc.

Nguồn tin: NNVN
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 29034


Theo dòng sự kiện:
 Phát triển cây trồng vụ đông theo hướng an toàn thực phẩm (07/11/22)
 Bộ Trưởng Bộ Nông nghiệp Cu Ba tham quan, trao đổi kinh nghiệm với Nhà máy chế biến tinh bộ sắn Phúc Thịnh (03/10/22)
 Thiệu Hóa chuẩn bị các điều kiện sản xuất vụ đông (07/09/22)
 Phát triển vùng lúa thâm canh năng suất, chất lượng cao ở khu vực miền núi (16/08/22)
 Đồng chí Cao Văn Cường, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT đi kiểm tra công tác phát triển cây gai nguyên liệu năm 2022 và các năm tiếp theo trên địa bàn huyện Như Thanh và Nông Cống (25/07/22)
 Như Thanh tập trung lãnh đạo phát triển vùng nguyên liệu cây gai xanh (18/07/22)
 Hội thảo xác định thích nghi, xây dựng phương án chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên địa bàn huyện Thạch Thành (15/04/22)
 Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT tham gia đoàn công tác kiểm tra tình hình sản xuất (11/02/22)
 Phạm vi phân bố và mức độ gây hại của bệnh khảm lá sắn tại Thanh Hóa (26/12/21)
 Giải pháp phát triển bền vững cây sắn trên địa bàn Thanh Hóa (23/12/21)


Các tin khác:
 Sử dụng phân bón lá cho lúa (23/06/2015)
 Sâu tơ hại rau và biện pháp phòng trừ (23/06/2015)
 Cách trồng bầu an toàn (23/06/2015)
 Một số sâu bệnh hại chính trên cây lúa và biện pháp phòng trừ (23/06/2015)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang