Số lượt truy cập
Hôm nay 54688
Hôm qua 39190
Tuần này 159392
Tháng này 3197218
Tất cả 192992802
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ ba, 29/09/2020
Tích tụ đất đai: Chìa khóa mở ra chân trời mới

Có thời điểm, ở đâu đó nông dân xứ Thanh bỏ bẵng ruộng đồng. Nhưng nó cũng mở ra chân trời mới trong cho tái cơ cấu nông nghiệp. Thanh Hóa có trên 408.000 ha đất sản xuất nông nghiệp. Đến năm 2019, toàn tỉnh đã tích tụ được khoảng 10.500 ha đất sản xuất để liên kết sản xuất. Theo Nghị Quyết 13 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa, đến năm 2030, toàn tỉnh phấn đấu tích tụ, tập trung thêm khoảng trên 100.000 ha. Bình quân giai đoạn 2021 - 2025, diện tích sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn công nghệ cao trong trồng trọt đạt 500 triệu đồng/ha/năm trở lên.

Tích tụ đất đai mở ra hướng đi mới cho nông nghiệp xứ Thanh. Ảnh: Võ Dũng. 

Tích tụ đất đai mở ra hướng đi mới cho nông nghiệp xứ Thanh

Ông Khanh Văn Đức, một chủ hộ có 10 ha đất trồng lúa tại thôn Thắng Long, xã Thiệu Hợp (huyện Thiệu Hóa, Thanh Hóa) cho hay, việc một số hộ dân không còn mặn mà với đồng ruộng, suy cho cùng vẫn là câu chuyện về hiệu quả kinh tế. Nhưng khi vấn đề này được giải quyết sẽ có những người tâm huyết nhảy vào lĩnh vực này. Đó là lúc nông nghiệp có “cửa sáng”, nông dân có cơ hội làm giàu trên chính mảnh đất do mình làm chủ.

“Cơ giới hóa, giao thông, hệ thống thủy lợi hiện nay rất thuận lợi nhưng vẫn có nhiều hộ bỏ ruộng. Đó là vì ruộng đồng manh mún không đem lại cho họ nguồn thu nhập ổn định. Ruộng đồng nuôi sống nông dân nhưng làm giàu thì vô cùng khó. Nhưng khi nông dân bỏ ruộng tôi lại gom ruộng để sản xuất. Ngoài ruộng của gia đình, tôi còn mua thêm ruộng của một số hộ và mượn thêm 6 ha nữa để trồng lúa. Lợi nhuận không phải là không có nhưng chỉ là chưa cao như kỳ vọng.

Còn những hộ sản xuất manh mún, nhỏ lẻ 1-2 sào và vẫn theo phương thức canh tác truyền thống thì khó mà nhìn ra vấn đề. Hơn 10 ha ruộng lúa của gia đình tôi được cơ giới hóa tất cả các khâu và tính toán chi ly, không còn vất vả như nhà nông thuở trước. Bình quân, mỗi năm từ 10 ha ruộng tôi vẫn lãi ròng trên 150 triệu đồng” – ông Đức phân tích.

Đó là câu chuyện của một nông dân vẫn còn thiết tha với bờ xôi ruộng mật. Còn doanh nghiệp thì sao?

Thanh Hóa có trên 408.000 ha đất sản xuất nông nghiệp. Đến năm 2019, toàn tỉnh đã tích tụ được khoảng 10.500 ha đất sản xuất để liên kết sản xuất. Theo Nghị Quyết 13 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa, đến năm 2030, toàn tỉnh phấn đấu tích tụ, tập trung thêm khoảng trên 100.000 ha. Bình quân giai đoạn 2021 - 2025, diện tích sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn công nghệ cao trong trồng trọt đạt 500 triệu đồng/ha/năm trở lên.

Bà Phạm Thị Chuyên, Giám đốc Công Ty TNHH MTV Dịch vụ thương mại nông nghiệp công nghệ cao Thiên Trường 36, có trụ sở tại xã Đông Tiến (huyện Đông Sơn) cho hay, công ty hiện có 4 ha đất sản xuất nông nghiệp công nghệ cao.

Thực tế, có lẽ chưa có lúc nào tích tụ đất đai để đầu tư sản xuất nông nghiệp công nghệ cao... ở Thanh Hóa lại thuận lợi như lúc này. Nếu cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đủ tiềm lực, biết cách tổ chức sản xuất và làm tốt khâu thị trường thì tích tụ đất đai, sản xuất nông nghiệp công nghệ cao thực sự là mảnh đất màu mỡ.

Khi doanh nghiệp nông nghiệp làm ăn thực sự có trách nhiệm, khi nông dân sẵn sàng trở thành công nhân nông nghiệp, khi có “một người lo” thì không lo nông nghiệp không sinh lãi.

Theo bà Chuyên, để nông dân sản xuất trên những diện tích nhỏ lẻ, manh mún thì không thể nhìn ra hiệu quả. Điều quan trọng là chúng tôi đã vận dụng chính sách của tỉnh, tự thỏa thuận với nông dân để tìm lời giải cho bài toán tích tụ đất đai.

Hiện công ty đã đầu tư hàng chục tỷ đồng, hệ thống cửa hàng nông sản an toàn được mở ở nhiều nơi, đó là hướng đi để nông nghiệp công nghệ cao “cất cánh” trong tương lai.

"Bây giờ đang là thời điểm khó khăn cho nhiều doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp. Nhưng tôi tin, chỉ dăm năm nữa thôi, nông nghiệp công nghệ cao sẽ có chỗ đứng vững chãi trong ngành nông nghiệp và những doanh nghiệp tiên phong như chúng tôi sẽ trở thành những doanh nghiệp đầu kéo" - bà Chuyên tin tưởng.

Ông Lê Đức Giang, Giám đốc Sở NN-PTNT Thanh Hóa cho rằng, để hướng tới một nền nông nghiệp lớn, bền vững thì tích tụ đất đai là chìa khóa.

“Khi tích tụ đất đai trở thành nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, tham gia nông nghiệp công nghệ cao là những doanh nghiệp tâm huyết, có tiềm lực tài chính thì nông nghiệp Thanh Hóa nói riêng và nền nông nghiệp nước nhà sẽ có một tương lai tươi sáng. Nhưng cần phải hiểu rằng, tích tụ đất đai không phải chỉ là việc riêng của ngành nông nghiệp mà cần có sự vào cuộc của các ban ngành, đoàn thể, cấp ủy chính quyền... đó là công việc của toàn xã hội” – ông Giang nhấn mạnh.

Nguồn tin: Báo Nông nghiệp
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 9780


Các tin khác:
 Bài 2: Tích tụ, tập trung đất đai để phát triển nông nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao (28/09/2020)
 Phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung (28/09/2020)
 Để nông nghiệp bắt kịp xu hướng hiện đại - Bài cuối: Để ngành nông nghiệp tỉnh nhà phát triển bền vững (21/09/2020)
 Kiểm tra việc triển khai thực hiện Đề án phát triển vùng nguyên liệu cây gai xanh (18/09/2020)
 Bài 1: Nông nghiệp Thanh Hóa trên con đường hội nhập (17/09/2020)
 Công điện khẩn của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về việc chủ động ứng phó với cơn bão số 5 (17/09/2020)
 Tăng cường quản lý chất lượng nông, lâm, thủy sản (16/09/2020)
 Công điện khẩn về việc ứng phó với áp thấp nhiệt đới đang tiến vào Biển Đông (16/09/2020)
 Phương án tuyển dụng viên chức Ban quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hu năm 2020 (15/09/2020)
 Phương án tuyển dụng viên chức Ban Quản lý rừng phòng hộ Như Thanh năm 2020 (15/09/2020)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang