Số lượt truy cập
Hôm nay 6804
Hôm qua 58866
Tuần này 170374
Tháng này 3208200
Tất cả 193003784
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ ba, 03/07/2018
Phát triển nghề nuôi cá lồng bè vùng ven biển Thanh Hóa

Hải Bình là một xã hải đảo thuộc huyện Tĩnh Gia tỉnh Thanh Hóa có diện tích 3,9 km², là xã trọng điểm của nghề cá về khai thác, chế biến, nuôi trồng thủy sản và dịch vụ hậu cần nghề cá. Phát triển nghề nuôi cá lồng trên cửa song Lach Bạng là hướng đi mới, với mục tiêu đa dạng hóa các đối tượng nuôi, hình thức nuôi tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập và tạo sản phẩm hàng hóa phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu.

Hiện nay, toàn xã có 16 cụm lồng bè nuôi, mỗi bè có từ 40- 80 lồng nuôi kích thước  3m x 3m x 3m. Phần lớn các chủ bè nuôi bằng kinh nghiệm và tự học hỏi, một số hộ được tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật do Khuyến nông tổ chức.

Các loại cá nuôi ở mỗi lồng bè cũng khá đa dạng như: cá Vược, cá Mú, cá Hồng mỹ... được nuôi ở mỗi lồng nuôi khác nhau, thời gian nuôi từ 8 tháng đến 30 tháng. Việc lựa chọn mùa vụ nuôi, thời điểm thả giống vào mỗi thời điểm ở các bè nuôi thường bắt đầu từ tháng 2- 3 (âm lịch) khi thời tiết bắt đầu ấm lên và có nguồn giống trên thị trường. Nguồn giống ở bè nuôi hầu hết được đặt mua từ các đai lý tại các tỉnh Miền trung. Tuy nhiên, do vận chuyển xa nên giá thành con giống khá cao, chất lượng giống cá được đưa về nuôi chủ yếu được đánh giá theo cảm quan, kinh nghiệm, phần lớn chưa được kiểm định chất lượng con giống theo quy định của ngành thủy sản.

Theo ông Phạm Quang Chung -một chủ nuôi bè cho biết: "Đây là năm thứ 9 gia đình tôi nuôi cá lồng, bè trên cửa sông Lạch Bạng với 40 lồng. Hiệu quả khi nuôi cá lồng bè rất lớn, thu nhập cao, đời sống được cải thiện hơn nhiều so với trước kia. Nuôi cá lồng bè, đầu tư lớn, trong quá trình nuôi cần chăm sóc cẩn thận từ thức ăn, dịch bệnh, nguồn nước... nếu không sẽ dễ mất trắng...  tuy nhiên, nếu thành công, mỗi năm ngoài các khoản chi phí đầu tư về giống, thức ăn, công chăm sóc cho thu nhập 300 đến 400 triệu đồng "

 Ông Nguyễn Văn Tính- một chủ hộ nuôi tâm sự với chúng tôi: "gia đình tôi có một bè, khoảng 80 lồng nuôi, khi nuôi chúng tôi sử dụng thức ăn công nghiệp và cá tạp cung cấp đủ lượng dinh dưỡng cho các bè nuôi. Đặc biệt không dự trữ cá tạp làm thức ăn kể cả vào thời điểm mưa bão. Nếu có nguồn cá tạp bán thì cho ăn, nếu không thì ngừng cho cá ăn đến khi có cá tươi, và thay thế bằng thức ăn công nghiệp nhưng theo chỉ dẫn của nhà sản xuất. Bên cạnh đó, cứ định kỳ thay lưới và giặt lưới theo hình thức bơm nước xịt sạch và phơi nắng. Đặc biệt thường xuyên theo dõi màu nước để quản lý chất lượng nước để phòng bệnh cho cá được hiệu quả, nhất là khi giai đoạn cá nhỏ".

Để nghề nuôi cá lồng bè tại xã Hải Bình phát triển ổn định, bền vững theo hướng an toàn dịch bệnh và vệ sinh an toàn thực phẩm cung cấp cho thị trường trong nước cũng như xuất khẩu, cần quy hoạch vùng nuôi cá lồng bè, ứng dụng công nghệ nuôi mới, sử dụng thức ăn công nghiệp và trang thiết bị phụ trợ xây dựng các mô hình ương nuôi cá giống và nuôi cá thương phẩm, nuôi xen ghép với các loài nhuyễn thể để tăng năng suất, sản lượng, giảm thiểu dịch bệnh, bảo vệ môi trường sinh thái, phù hợp điều kiện tự nhiên của vùng nuôi. Bên cạnh đó cần liên kết nhóm hộ theo chuỗi giá trị để giảm giá thành sản phẩm, điều tiết thị trường, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn trong sản xuất.

Nguồn tin: Vũ Hà - Thu Hiền, TTKN Thanh Hóa
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 14345


Các tin khác:
 Thực trạng và giải pháp phát triển bền vững nghề nuôi trồng thủy sản ven biển thích ứng thông minh với biến đổi khí hậu. (03/07/2018)
 Tăng cường chống nóng cho mạ và lúa vụ mùa 2018. (02/07/2018)
 Kết quả mô hình thâm canh lúa theo hướng hữu cơ đạt năng suất chất lượng hiệu quả cao tại Thanh Hóa. (25/06/2018)
 Hiệu quả mô hình sản xuất lạc giống L26 theo chuỗi giá trị (08/06/2018)
 Một số lưu ý trong làm mạ và chuẩn bị đất cho vụ lúa mùa (01/06/2018)
 Hiệu quả mô hình thâm canh lúa cải tiến (SRI) áp dụng công nghệ cấy hàng biên (01/06/2018)
 Hiệu quả mô hình “ Ứng dụng đồng bộ tiến bộ kỹ thuật trong thâm canh cây dưa hấu đạt năng suất, chất lượng, hiệu quả cao" (01/06/2018)
 Tập trung bảo vệ lúa vụ Chiêm xuân 2017 - 2018. (08/05/2018)
 Một số giải pháp nuôi trồng thủy sản thích ứng với biến đổi khí hậu (02/04/2018)
 Tập trung chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh cho lúa xuân (29/03/2018)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang