Số lượt truy cập
Hôm nay 20343
Hôm qua 58866
Tuần này 183913
Tháng này 3221739
Tất cả 193017323
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ hai, 02/07/2018
Tăng cường chống nóng cho mạ và lúa vụ mùa 2018.

Trong điều kiện nắng nóng liên tục kéo dài như hiện nay, bà con cần tập trung chăm sóc bảo vệ cho diện tích mạ chưa cấy, diện tích mạ còn lại và lúa mới cấy:

- Đối với mạ: Luôn luôn đảm bảo ẩm độ trong ruộng mạ, luống mạ để dưỡng mạ và chống nóng cho mạ. Mạ khay, mạ trên nền đất cứng phải tưới ngày 2 lần vào sáng sớm và chiều mát để đảm bảo cho cây mạ sinh trưởng phát triển thuận lợi, che chắn bằng phên, bạt, lưới đen,…..để chống nóng, hạn chế mạ bị héo rũ do nắng nóng, thiếu nước. Không bón đạm đơn. Phun hoặc tưới phân bón qua lá chứa vi lượng để tăng cường chống chịu cho mạ. Thường xuyên kiểm tra tình hình sâu bệnh trên mạ nhất là rầy nâu rầy lưng trắng để phòng chống lây nhiễm bệnh lùn sọc đen trên lúa.

- Đối với lúa: Trong điều kiện nắng nóng như hiện nay thì ưu tiên số 1 là giữ nước trong ruộng để tăng cường chống nóng, dưỡng lúa và thuận lợi cho quá trình chăm sóc. Để giữ được nước, sau cấy bà con cần tập trung đắp bờ vùng bờ thửa, các vị trí thoát nước trong ruộng.

Với diện tích lúa ruộng đầy đủ nước, sau khi lúa bén rễ hồi xanh và có lá mới, bà con cần tập trung chắm dặm để đảm bảo mật độ, tiến hành bón thúc đẻ nhánh cho lúa. Bón cân đối đạm và kali, nên sử dụng NPK chuyên dùng bón thúc cho lúa theo hướng dẫn của nhà sản  xuất, không nên bón đạm đơn. Lượng bón tùy theo giống, chân đất. Thời điểm bón thúc vào buổi chiều mát.

Khi ruộng bị khô hạn, không phun thuốc trừ cỏ, không bón phân thúc, phun hoặc tưới bổ sung một số chế phẩm vi lượng để tăng khả năng chống chịu cho lúa vào chiều mát. Tổ chức chăm sóc bón phân, kết hợp làm cỏ sục bùn khi đưa nước trở lại ruộng.

Thường xuyên kiểm tra tình hình sâu bệnh trên ruộng, nhất là bọ trĩ, sâu cuốn lá, dòi đục nõn, chỉ sử dụng đến thuốc BVTV khi mật độ sâu quá ngưỡng kinh tế, khi sử dụng cần tuân thủ theo hướng dẫn của cán bộ địa phương và thực hiện theo nguyên tắc 4 đúng để phòng trừ hiệu quả, tránh tác động xấu đến cây trồng và môi trường.

Nguồn tin: Trịnh Hà - TTKN Thanh Hóa
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 13390


Các tin khác:
 Kết quả mô hình thâm canh lúa theo hướng hữu cơ đạt năng suất chất lượng hiệu quả cao tại Thanh Hóa. (25/06/2018)
 Hiệu quả mô hình sản xuất lạc giống L26 theo chuỗi giá trị (08/06/2018)
 Một số lưu ý trong làm mạ và chuẩn bị đất cho vụ lúa mùa (01/06/2018)
 Hiệu quả mô hình thâm canh lúa cải tiến (SRI) áp dụng công nghệ cấy hàng biên (01/06/2018)
 Hiệu quả mô hình “ Ứng dụng đồng bộ tiến bộ kỹ thuật trong thâm canh cây dưa hấu đạt năng suất, chất lượng, hiệu quả cao" (01/06/2018)
 Tập trung bảo vệ lúa vụ Chiêm xuân 2017 - 2018. (08/05/2018)
 Một số giải pháp nuôi trồng thủy sản thích ứng với biến đổi khí hậu (02/04/2018)
 Tập trung chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh cho lúa xuân (29/03/2018)
 Một số biện pháp chăm sóc, nuôi dưỡng đàn vật nuôi trong vụ xuân hè (22/03/2018)
 Tập trung chăm sóc và bảo vệ cây trồng vụ xuân 2018 (19/03/2018)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang