Số lượt truy cập
Hôm nay 25687
Hôm qua 39190
Tuần này 130391
Tháng này 3168217
Tất cả 192963801
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ sáu, 26/04/2019
Một số biện pháp chống nóng cho gia súc, gia cầm.

Mùa hè thời tiết oi bức, nắng nóng, nhiệt độ duy trì ở mức cao, đó là những yếu tố gây bất lợi trong chăn nuôi, làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của vật nuôi và an toàn dịch bệnh.Để phòng chống nắng nóng, giảm thiểu thiệt hại trong chăn nuôi, bà con cần thực hiện một số biện pháp chống nóng cho gia súc, gia cầm như sau:

1. Về chuồng trại

Đối với hệ thống chuồng hở nên có phên che, rèm che chống nắng xung quanh chuồng nuôi. Dùng lưới đen che chắn chống ánh nắng trực tiếp vào chuồng nuôi, hàng ngày phun nước lên mái chuồng để giảm bớt nhiệt độ trong chuồng. Nếu chuồng nuôi có mái lợp bằng tôn và fibro xi măng phải dùng lá cọ, rơm rạ, trồng cây dây leo phủ lên trên để chống nóng.

Đối với bà con miền núi cần làm lán trại để che nắngcho vật nuôi

Đối với các trang trại chăn nuôi tập trung, vào mùa hè nhất thiết phải có hệ thống làm mát như giàn phun mưa, hệ thống quạt thông gió hoặc hệ thống làm mát bằng hơi nước ở đầu chuồng nuôi để làm giảm nhiệt độ trong chuồng nuôi.

Xung quanh trang trại, chuồng nuôi nên trồng cây để tạo bóng mát.

2. Mật độ nuôi

Vào mùa hè, bà con nên giảm mật độ nuôi, nuôi nhốt với mật độ vừa phải để tạo sự thống thoáng trong chuồng nuôi. Cụ thể như sau: Đối với trâu bò: 6 - 7m2/con; dê: 1,8 – 2m2/con; lợn nái: 3 - 4m2/con; lợn thịt: 2m2/con; gà con úm: 50 - 60 con/m2; gà đẻ: 3 - 5con/m2; gà thịt: 10 - 12con/m2.

3. Về chế độ ăn uống

Trong những ngày nắng nóng, quá trình trao đổi chất, tiêu hóa hấp thu của con vật bị rối loạn, làm giảm khả năng thu nhận thức ăn. Vì vậy chúng ta cần chú ý các vấn đề sau:

- Cung cấp khẩu phần ăn đầy đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng và phù hợp với từng giai đoạn phát triển của vật nuôi.

- Tăng cường thức ăn xanh, thức ăn giàu đạm, giảm lượng tinh bột, mỡ, đường, trong khẩu phần.

- Thay đổi thời gian cho ăn cho phù hợp, cho gia súc gia cầm ăn vào lúc trời mát để tăng khả năng thu nhận thức ăn.Đặc biệt vào những ngày nắng nóng, cần giảm 5 – 10% lượng thức ăn so với những ngày bình thường.

- Cung cấp đầy đủ nước sạch và mát cho gia súc, gia cầm uống; tốt nhất chúng ta nên lắp các máng uống tự động để đảm bảo gia súc, gia cầm luôn có nước để uống

4. Về chế độ chăm sóc

Chăn thả gia súc vào lúc sáng sớm hoặc chiều muộn: Buổi sáng 6 giờ thả, 8 giờ về; buổi chiều 4 giờ 30 phút thả, 6 giờ 30 phút về. Nên chăn thả ở những nơi có cây xanh bóng mát cho trâu bò nghỉ ngơi.

Thường xuyên tắm chải cho gia súc (1- 2 lần/ngày), không nên tắm vào buổi trưa và lúc nắng nóng.

Đối với gia súc non sơ sinh hay theo mẹ cần giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, đảm báo chúng phải luôn khô ráo, hạn chế tối đa việclàm ẩm ướt nền chuồng.

Đối với gia cầm: vào những ngày nắng nóng không nên gây xáo trộn đàn.

Để tăng cường sức đề kháng, phòng chống “stress nhiệt” cho gia súc gia cầm, cần bổ sung thêm các chất điện giải, các loại vitamin, nhất là vitamin C.

5.Về công tác vệ sinh thú y

Vệ sinh chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi; khơi thông cống rãnh để hạn chế phân, nước tiểu đọng lại trong chuồng nuôi; hạn chế ruồi, muỗi, bọ mạt, ve... bằng cách phát quang bụi rậm và vệ sinh sạch sẽ môi trường xung quanh.

Định kỳ phun tiêu độc khử trùng chuồng trại và khu vực xung quanh chuồng nuôi.

Tiêm phòng đầy đủ các loại vacxin cho gia súc, gia cầm theo quy định của cơ quan thú y.

+ Đối với trâu bò:tiêm phòng bệnh tụ huyết trùng, lở mồm long móng.

+ Đối với lợn:cần được tiêm phòng đầy đủ 04 bệnh đỏ (tụ huyết trùng, phó thương hàn, đóng dấu lợn, dịch tả lợn), lở mồm long móng.

+ Đối với đàn gà:tiêm vắcxin Newcastle, Gumboro, Cúmgia cầm.

+ Đối với đàn thủy cầm:tiêm Cúmgia cầm, Dịch tảvịt. 

Theo dõi sức khỏe vật nuôi để phát hiện sớm gia súc, gia cầm ốm, chết để tiến hành cách ly, điều trị kịp thời để tránh lây lan mầm bệnh ra diện rộng./.

Nguồn tin: Nguyễn Ngọc Duy - TTKN Thanh Hóa
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 17952


Các tin khác:
 Thanh Hóa: Tập huấn ToT cho cho cộng tác viên nòng cốt về Nông nghiệp bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu tại Quan Sơn. (08/04/2019)
 Thành tựu 60 năm ngành Thủy sản Thanh Hóa (01/04/2019)
 Thanh Hóa: Kết quả bước đầu mô hình sản xuất ngô ngọt theo hướng hữu cơ gắn với tiêu thụ sản phẩm. (25/03/2019)
 Đôi điều cần biết về bệnh gạo lợn (Porcine Cysticercosis). (22/03/2019)
 Hiệu quả mô hình “áp dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật nuôi một số loài thuỷ sản thích ứng với biến đổi khí hậu”. (19/03/2019)
 Một số lưu ý trong phòng trừ đạo ôn hại lúa xuân. (04/03/2019)
 Thanh Hóa: Kết quả bước đầu mô hình sản xuất lúa chất lượng theo hướng hữu cơ gắn với tiêu thụ sản phẩm. (01/03/2019)
 Bệnh dịch tả lợn Châu Phi và biện pháp ứng phó. (20/02/2019)
 Khôi phục đàn gia súc, gia cầm sau dịp Tết nguyên đán. (20/02/2019)
 Một số kỹ thuật cần thiết trong quá trình chăm sóc và bảo vệ lúa vụ Xuân 2018-2019 giai đoạn sau khi cấy đến đẻ nhánh. (19/02/2019)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang