Số lượt truy cập
Hôm nay 36923
Hôm qua 39190
Tuần này 141627
Tháng này 3179453
Tất cả 192975037
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ sáu, 08/01/2016
Những kết quả bước đầu của Dự án CBA Cẩm Tâm mở rộng và bài học kinh nghiệm từ việc quản Lý Dự án dựa vào cộng đồng

Dự án: Phát triển mở rộng các mô hình hiệu quả tại dự án CBA Cẩm Tâm góp phần tăng cường năng lực quản lý, khai thác tài nguyên bền vững vùng đất dốc dốc huyện Cẩm Thủy (MS: VNM/SGP/OP5/Y4/STAR/2014/01), được triển khai trên địa bàn ba xã: Cẩm Châu, Cẩm Tâm và Cẩm Vân huyện Cẩm Thủy, với mục tiêu: Nâng cao năng lực ứng dụng đa dạng các giải pháp cải thiện sinh kế thân thiện với môi trường, giảm thiểu rủi ro thiên tai/ thời tiết cực đoan để phát triển bền vững cho cộng đồng các dân tộc vùng dự án thông qua việc tiếp tục cải thiện, nâng cấp và chuyển giao kỹ thuật các mô hình đã thành công tại dự án CBA xã Cẩm Tâm”. Dự án được thực hiện trong 2 năm (1/1/2015-31/12/2016). 

         Sau một năm thực hiện sau ngày triển khai dự án, các mô hình quản lý và khai thác bền vững tài nguyên đất, nước và đa dạng sinh học, giải pháp nhằm giảm nhẹ tác động bất lợi của BĐKH và quản lý những rủi ro tăng thêm từ BĐKH đã được áp dụng trong khuôn khổ các hoạt động quản lý tài nguyên bền vững, bao gồm: Hệ thống mương đồng mức (trên diện tích 23,3ha) có tác dụng hạn chế lũ quét, bảo vệ hoa màu, nhà cửa, chống xói mòn bạc màu. Thu trữ nước mó đầu tư ít, bảo vệ nguồn nước và có nước sinh hoạt lâu dài với 15 bể trung chuyển nước mó, 2100m đường ống dẫn nước; 46,8 ha rừng (keo) được trồng và quản lý nghiêm ngặt; Hỗ trợ vốn vay cho cho người dân thực hiện mô hình chăn nuôi bò sinh sản cải thiện sinh kế và các hộ dân vùng hay ngập lụt có điều kiện mua bể thu trữ nước inox phục vụ sinh hoạt.

Có thể nói kết quả lớn nhất của dự án đến thời điểm hiện tại đó là truyền tải cho người dân về kiến thức trong quản lý tài nguyên nước (thông qua các nhóm sở thích (NST) dùng nước), hiểu biết trong việc phòng ngừa và ứng phó với BĐKH, nâng cao hiệu suất kinh tế trong việc trồng rừng thâm canh gỗ lớn, thông qua tập huấn khuyếnnông-lâm-ngư cho cán bộ và cộng đồng địa phương...Đồng thời dự án cũng đã tổ chức các hoạt động truyền thông như: nói chuyện, đối thoại về BĐKH, nói chuyện ngoại khóa về giáo dục học sinh an toàn trong thiên tai tại các trường học, tập huấn quản lý tài nguyên nước dự vào cộng đồng và tập huấn cho các bộ xã, thôn trong việc nâng cao năng lực lập kế hoạch có sự tham gia. Từ đó, dự án đã hỗ trợ địa phương lập được các báo cáo đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương và khả năng(VCA), kế hoạch PCTT-TKCN và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2016 có lồng ghép vấn đề quản lý RRTT và Ứng phó với BĐKH kể cả việc tham vấn cộng đồng. 

            Kết quả trên 1360 lượt người (có 35% là phụ nữ) là cán bộ, cộng đồng dân cư tại ba xã tham dự các khóa tập huấn và truyền thông. Hơn 157 hộ gia đình với 710 nhân khẩu được hưởng lợi trực tiếp từ các mô hình đang thực hiện của dự án. 

Tổng kinh phí dự án đã thực hiện: 2.380.435.383 đồng; trong đó:

-       Kinh phí tài trợ của GEF SGP: 746.515.383 đ:

+  Hỗ trợ không hoàn lại:     386.515.383 đ

+  Vốn vay xoay vòng:         360.000.000 đ

-       Kinh phí đối ứng từ ngân sách tỉnh và huyện là: 520.000.000 đồng.

-       Kinh phí do người dân đóng góp và công lao động: 1.077.620.000 đ.

-       Kinh phí đơn vị đề xuất (Hội KHTL): 50.800.000 đ.

-       Kinh phí bằng cơ sở vật chất 3 xã:      52.500.000 đ.

Để đạt được những kết quả nêu trên, dự án có nhiều điều kiện thuận lợi nhưng cũng gặp không ít nhưng khó khăn cơ bản, đó là:

* Thuận lợi: Dự án triển khia trên cơ sở có sự quan tâm chỉ đạo của các cấp chính quyền, BĐH và NCG, cùng với đó là sự hưởng ứng nhiệt tình của cộng đồng dân cư tại địa phương mà các MH của dự án cũng đã được triển khai bước đầu cho kết quả rất đáng khả quan, trong giải quyết các nhu cầu bức xúc nhất hiện nay, là cải thiện sinh kế của cộng đồng để có khả năng thích ứng ngày càng cao, trước tác động của thiên tai do BĐKH. 

* Khó khăn trong quá trình thực hiện dự án:

Năm 2015 do ảnh hưởng của hiện tượng Elnino thời tiết có nhiều diễn biến phức tạp nắng nóng kéo dài (nền nhiệt cao nhất vùng dự án ở mức 39-410C),  thời tiết của khu vực dự án có nhiều diễn biến phức tạp và vô cùng khắc nghiệt, lượng mưa chỉ đạt khoảng 75% tổng lượng mưa TBNN, làm cho tình trạng hạn hán và thiếu nước trong các xã dự án trở nên rất nghiêm trọng. Ngoại trừ xã Cẩm Vân có hệ thống các trạm bơm điện nên chủ động được nước tưới và nước sinh hoạt, còn xã Cẩm Châu và Cẩm Tâm đều không cấy hết diện tích theo thời vụ, năng suất và sản lượng đều bị sụt giảm so với chỉ tiêu kế hoạch đề ra.

Trình độ nhận thức của các hộ dân tham gia dự án không đồng đều. Một số hộ ngại làm theo hướng dẫn kỹ thuật của chuyên gia do tâm lý sợ tốn công, tốn chi phí (VD: làm chuồng trại chăn nuôi bò sinh sản). Sự phối hợp hoạt động giữa BĐH, NCG, UBND huyện và xã đôi khi chưa chặt chẽ. Công tác theo dõi, giám sát và đánh giá dự án chưa được tăng cường, đặc biệt là giám sát cộng đồng.

Từ kết quả bước đầu cử dự án, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:

            Một là: Dự án có được sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh, huyện và địa phương tạo điều kiện và sẵn sàng tiếp nhận dự án, theo dõi, hỗ trợ một phần kinh phí cho việc thực hiện dự án (vốn đối ứng khi có danh mục cần vốn đối ứng).

Hai là:Cộng đồng là đối tượng tham gia trong tất cả các hoạt động của DA. Trong giai đoạn thiết kế (DA sẽ tham khảo ý kiến về các nhu cầu bức xúc nhất và giải pháp để giải quyết các vấn đề BĐKH và môi trường cho các hoạt động sinh kế của cộng đồng). Trong quá trình thực hiện cộng đồng là đối tượng vừa tham gia các hoạt động đào tạo tập huấn, hỗ trợ kỹ thuật và tài chính, vừa tham gia vào các hoạt động theo dõi, giám sát và đánh giá, kể cả đánh giá tính dễ bị tổn thương và khả năng trước, trong quá trình thực hiện và sau kết thúc DA. Các hoạt động điều tra, khảo sát, quy hoạch, thiết kế và những khuyến nghị về chính sách đều sử dụng phương pháp có sự tham gia.

            Ba là: Cơ chế trách nhiệm, giải trình rõ ràng và minh bạch. Ban điều hành phối hợp với chính quyền địa phương các cấp, nhóm chuyên gia thiết kế mô hình, hỗ trợ kỹ thuật chặt chẽ và phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương. Kỹ thuật hiện trường liên tục bám sát hoạt động thực hiện mô hình của người dân để có phương án hỗ trợ cũng như báo cáo đến trưởng NCG để có biện pháp giải quyết kịp thời. 

Các bài học kinh nghiệm nêu trên được phổ biến tại hội nghị sơ kết giữa kỳ của dự án      

Nguồn tin: Phạm Xuân Tuân VP Hội KHTL – Thư ký Dự án
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 30898


Các tin khác:
 Tin về cơn bão Dujuan (29/09/2015)
 Nhiều tuyến đường ở Thanh Hóa thành sông sau mưa (17/09/2015)
 Bão số 3 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới (15/09/2015)
 Công khai niêm yết Báo cáo tác động xã hội (SA) và Báo cáo Kế hoạch Phát triển dân tộc thiểu số (EMDP) Hồ Đồng Bể, tỉnh Thanh Hóa (Dự án WB8) (30/06/2015)
 Chỉ thị số 2491/CT-BNN-TCTL ngày 27/3/2015 v/v Tăng cường công tác quản lý đê điều và chuẩn bị sẵn sàng hộ đê, chống lụt năm 2015 (30/03/2015)
 Ra mắt Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai (30/03/2015)
 Xuất hiện áp thấp nhiệt đới trên biển Đông (20/06/2013)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang