Số lượt truy cập
Hôm nay 57654
Hôm qua 39190
Tuần này 162358
Tháng này 3200185
Tất cả 192995769
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ sáu, 03/08/2018
Bảo tồn giống bò Vàng Thanh Hóa

Giống bò Vàng là giống bò lâu đời của tỉnh Thanh Hóa,được nuôi phổ biến tại các huyện vùng sâu, vùng xa và đồi núi nơi hệ thống thụ tinh nhân tạochưa được phát triển. Bò Vàng Thanh Hóa là một trong số nhóm bò quý của Việt Nam, có chất lượng thịt thơm ngon và là một trong số các nguồn gen vật nuôi quý hiếm đã được Việt Nam đưa vào danh mục có nguy cơ tuyệt chủng cần được bảo tồn. Đây là giống bò có tầm vóc nhỏ so với các giống bò ngoại, khối lượng trưởng thành chỉ đạt 160- 250kg/con, nhưng chúng có nhiều ưu điểm như tạp ăn, chịu được kham khổ, mắn đẻ, khả năng kháng bệnh tốt, thích nghi với điều kiện khí hậu khắc nghiệt.

Tuy nhiên, nhiều năm trở lại đây số lượng giống bò này giảm dần do tình trạng nuôi nhốt, ít có cơ hội cho con đực, con cái xa dòng gặp nhau là nguyên nhân chính dẫn đến sự thoái hóa giống bò Vàng gây hiện tượng cận huyết. Mặt khác, đang diễn ra quá trình chọn lọc ngược tức là những bò đực tầm vóc lớn, tiêu biểu của giống bò Vàng thì bán hoặc giết thịt, những bò đực nhỏ con, kém chất lượng thì giữ lại cày kéo và làm giống.Bên cạnh đó các chương trình cải tạo,nâng cao tầm vóc đàn bò địa phương đã và đang tận diệt bò đực có tầm vóc nhỏ (bò cóc, bò Vàng) để phục vụ công tác thụ tinh nhân tạo bằng tinh bò thịt có tầm vóc lớn cũng là nguyên nhân giảm số lượng nguồn gen bò Vàngvà có nguy cơ không còn nguồn gen thuần chủng.

Xuất phát từ những thực tế trênnhằmcó định hướng và chiến lược bảo tồn nguồn genbò Vàngtrong thời gian tới góp phần ổn định đang dạng sinh học thì việc xây dựng mô hình vùng chăn nuôi bảo tồn nguồn gen bò Vàng Thanh Hóa là một trong những giải pháp kịp thời và cấp thiết hiện nay. Được UBND tỉnh giao nhiệm vụ; Sở Khoa học Công nghệ Thanh Hóa đã ký hợp đồng với Trung tâm Nghiên cứu ƯDKHKT chăn nuôi Thanh Hóa thực hiện đề tài ²Xây dựng vùng chăn nuôi, bảo tồn nguồn gen bò vàng Thanh Hóa”, thời gian thực hiện từ tháng 5/2015  đến 5/2018.

Mục tiêu của đề tài làXây dựng đượcvùng nuôi bảo tồn nguồn gen bò vàng Thanh Hóa trong điều kiện chăn nuôi nông hộ nhằm bảo tồn nguồn gen bò vàng thuần chủng theo phương pháp bảo tồn tại chỗ (insuty)tại xã Trường Lâm và xã Tân Trường, huyện Tĩnh Gia với quy mô 100 con trong đó 50 con bò vàng Thanh Hóa (Trong đó có 46 con cái và 4 con đực giống) được tuyển chọn ban đầu và  50 bê vàng thuần chủng được sinh ra từ đàn bò bố mẹ đã được tuyển chọn.

Kết quả đề tài cho thấy, đã phối giống cho 46 bò cái  bằng 04 bò đực giống đã được tuyển chọn; Tỷ lệ có chửa đạt 100%. Trong đó có 46 con bê sinh ra lứa 1 và có 4 bê sinh ra lứa 2. Tổng  số bê sinh là 50 con đạt tỷ lệ 100%; Trong đó có 28 cái và 22 đực. Đánh giángoại hình tổng số 50 bò vàng sinh ra cho thấy có 29 con có mầu lông mầu vàng nhạt chiếm 58 %; có 19 con có lông mầu vàng xẫm chiếm tỷ lệ 38% và có 2 con có mầu lông khác ( trắng, đen, khoang) chiếm tỷ lệ4%. Sức khỏe bê sinh ra khỏe mạnh, cân đối và phát triển tốt.

Đánh giákhả năng sinh trưởng thông qua khối lượng bò qua các tháng tuổi  chothấy,khốilượng sơ sinh bò cái tại 2 xã Trường Lâm và Tân Trường đạt bình quân 13-13,3kg/con; bê đực đạt bình quân 15,2- 15,3kg/con.; khối lượng lúc12 tháng bìnhquâncủaconđực118-120kg/controngkhiconcáiđạt chỉ khối lượng 98,4-102kg/con.Tăng trọng bình quân của bò Vàng Thanh Hóa tại Tĩnh Gia được theo dõi, trong giai đoạn sơ sinh đến 3 tháng tuổi chỉ dao động bình quân là 5,17– 5,3kg/ tháng đối với con đực và đạt từ 4,8kg/tháng đối với con cái; tăng trọng cao nhất trong giai đoạn từ 4 -6 tháng đạt bình quân 13,7-14kg/tháng đối với con đực và từ 12,97-13,29kg/tháng đối với con cái; Trong giai đoạn 9-12 tháng đạt 8,1-9,3kg/tháng và từ 4,23-4,63kg/con/tháng đối với con cái.

Như vậy giống bò Vàng tại Thanh Hóacó đặc điểm ngoại hình, các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật đặc trưng của giống bò vàng Thanh Hóa theo quy định tại Atlat vật nuôi. Thân hình chữ nhật dài, đầu bò cái thanh hơn bò đực, sừng ngắn, trán phẳng hoặc hơi lõm, bò đực mõm ngắn hơn bò cái, mạch máu nổi rõ trên mặt, mắt to nhanh nhẹn. Cổ bò cái thanh và nhỏ hơn bò đực. Yếm của bò kéo dài từ hầu đến ức, da cổ, yếm có nhiều nếp nhăn nhỏ. Bò đực có u, tuy không to, song bò cái không có u; lưng hông thẳng, hơi rộng, bắp thịt nở nang; mông hơi xuôi, ngắn và lép. Ngực tương đối sâu nhưng lép, bụng to tròn, không sệ; bốn chân cứng cáp, thanh tú, hai chân trước thẳng, hai chân sau ở một số con có chạm kheo. Màu sắc lông da vàng tươi, da mỏng, lông mịn dài.

Đề tài đã được Hội đồng nghiệm thu của Sở Khoa học và Công nghệ Thanh Hóa đánh giá xếp loại khá. Tuy nhiên kết luận Hội đồng đề nghị các cấp, ngành chỉ đạo giao cho Trung tâm xây dựng phương án cụ thể để bảo tồn nguồn gen bò vàng Thanh Hóa khả thi và bền vững sau khi đề tài kết thúc. Trước yêu cầu đó Trung tâm đã xây dựng phương án bảo tồn nguồn gen bò vàng và đề nghị một số giải pháp như sau:

Thứ nhất, về chính sách, cần tiếp tục hỗ trợ phục tráng, cải tạo, phát triển các giống vật nuôi bản địa có tiềm năng về thị trường. Nhà nước cần có chính sáchhỗ trợ đầu tư cho chương trình bảo tồn, khai thác và phát triển nguồn gen vật nuôi nhất là các đối tượng nguồn gen bản địa, quý, hiếm, đặc hữu có giá trị kinh tế và giá trị khoa học cao.Tiếp tục đầu tưvà phát triển Trung tâm nghiên cứu ứng dụng KHKT chăn nuôikết hợp với việc hình thành mạng lưới bảo tồn nguồn gen với sự phân công trách nhiệm và liên kết chặt chẽ. Tăng cường tiềm lực cơ sở vật chất kỹ thuật, nguồn nhân lực cho các tổ chức trong mạng lưới quỹ gen và tạo lập được cơ sở dữ liệu nguồn gen quốc gia phục vụ công tác bảo tồn, sử dụng bền vững nguồn gen.

Thứ hai,cần tiếp tục nghiên cứu bảo tồn, tăng quy mô quần thể nguồn gen bò Vàng Thanh Hóa. Bước tiếp theo, đẩy mạnh nghiên cứu cải tiến năng suất, ổn định chất lượng. Sớm hoàn thiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, phòng chống dịch bệnh trong điều kiện chăn nuôi hữu cơ nhằm mang lại hiệu quả kinh tế.Xây dựng nhiệm vụ khoa học kế tiếp nhằm bảo tồn gen bò vàng dạng tinh, phôi trong phòng thí nghiệm phù hợp với điều kiện của Thanh Hóa.

Thứ ba, xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý với các giống vật nuôi bản địa cần được xúc tiến. Bên cạnh những thành công của các doanh nghiệp nhờ tận dụng ưu thế lai các vật nuôi bản địa, một số đơn vị chọn hướng khôi phục, cải tạo các vật nuôi đặc sản theo hướng thuần chủng đặc sản kết hợp với xây dựng thương hiệu cũng đã tạo dựng được chỗ đứng nhất định trên thị trường.

Phương án cụ thể:

- Theo phương pháp bảo tồn tại chỗ (In-suty): Tuyển chọn bò vàng Thanh Hóa đảm bảo tiêu chuẩn giống đưa về nuôi dưỡng tại Trung tâm giống của tỉnh như Trung tâm NCƯDKHKT chăn nuôi, hoặc các khu bảo tồn thiên nhiên của tỉnh như Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên, PùHu…

- Theo phương pháp bảo tồn chuyển chỗ (Ex-suty): Sử dụng bò đực giống đạt tiêu chuẩn cấp I, có tuổi đời từ 24 - 48 tháng tuổi để huấn luyện, khai thác sản xuất tinh đông lạnh phục vụ cho công tác bảo tồn và phối giốngnhằm phát huy điều kiện cơ sở hạ tầng của Trung tâm; Sử dụng phôi bò Vàng bảo quản trong phòng thí nghiệm.Ứng dụng công nghệ cấy truyền hợp tử để tạo phôi bò vàng dạng cọng dạ bảo quan trong Ni tơ lõng.

Nguồn tin: Ths. Lê Trần Thái – Trung tâm NCƯDKHKT chăn nuôi (Chủ nhiệm đề tài)
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 23327


Các tin khác:
 Tổ hợp tác chăn nuôi Xuân Thành, xã Xuân Thành, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Thông báo kế hoạch lựa chọn nhà thầu (23/07/2018)
 Tổ hợp tác chăn nuôi Phong Lượng, xã Phong Lượng, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa. Thông báo kế hoạch lựa chọn nhà thầu (06/07/2018)
 Bệnh thường gặp trong chăn nuôi gà (22/05/2018)
 Quản lý giống vật nuôi hiệu quả (22/04/2018)
 Hội nghị triển khai phương án liên kết chăn nuôi, xây dựng cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh phục vụ chế biến và xuất khẩu thịt gà. (13/04/2018)
 Hiệu quả từ Dự án khuyến nông “Xây dựng mô hình cải tạo đàn trâu địa phương bằng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo để nâng cao năng suất chất lượng”tại Thanh Hóa (02/04/2018)
 Ứng dụng công nghệ phù hợp xử lý ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi lợn (22/01/2018)
 Ứng dụng công nghệ phù hợp xử lý ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi lợn (22/01/2018)
 Quy trình thực hành chăn nuôi lợn an toàn trong nông hộ (22/01/2018)
 Tổ hợp tác chăn nuôi VietGAHP Hoằng Phượng, Thôn Phượng Mao, xã Hoằng Phượng, huyện Hoằng Hóa Thông báo kế hoạch lựa chọn nhà thầu (05/12/2017)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang