Số lượt truy cập
Hôm nay 54701
Hôm qua 39190
Tuần này 159405
Tháng này 3197231
Tất cả 192992815
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ năm, 26/07/2018
Một số biện pháp khắc phục hậu quả sau mưa lũ trong chăn nuôi

Trong thời gian vừa qua, do ảnh hưởng của mưa lũ đã có nhiều gia súc gia cầm bị chết, hàng nghìn chuồng, trại chăn nuôi cũng bị ngập úng, sập đổ gây ra thiệt hại vô cùng lớn cho người chăn nuôi. Tuy nhiên, đó mới chỉ là hậu quả trước mắt, bởi sau mưa lũ môi trường sẽ bị ô nhiễm trầm trọng, kết hợp độ ẩm không khí tăng cao, môi trường ẩm ướt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các mầm bệnh phát sinh, lây lan và gây bệnh. Thiệt hại sẽ trở nên trầm trọng thêm.

Để giảm bớt thiệt hại kinh tế cho người dân sau mưa lũ. Người chăn nuôi cần thực hiện tốt các biện pháp kỹ thuật sau đây:

Trước hết: Ngay khi nước rút, cần nhanh chóng tiến hành tổng vệ sinh toàn bộ khu vực chăn nuôi. Bao gồm:

+ Khẩn trương thu gom và xử lý xác gia súc gia cầm chết để hạn chế tối đa vấn đề ô nhiễm môi trường. Xác động vật phải được chôn kỹ ở những nơi cao ráo không bị ngập nước, trước khi chôn lắp phải tiến dùng vôi bột hoặc các thuốc sát trùng như Han Iodine, chloramin B… rãi lên xác chết, hố chôn sau khi lấp cần được phun tiêu độc khử trùng trên khắp bề mặt.

+ Tiếp theo, tiến hành thu dọn sạch bùn, đất, phân, rác thải trôi dạt; đối với rác thải là phân, chất độn chuồng, rác hữu cơ cần thực hiện xử lý bằng biện pháp sinh học hoặc đào sâu chôn chặt để hạn chế vấn đề ô nhiễm môi trường, nhất là vấn đề phát sinh các loại mầm bệnh gây hại.

 + Sửa chữa, gia cố lại chuồng trại chăn nuôi (nếu đã bị hư hỏng); Đồng thời cọ rửa toàn bộ tường xây, vách ngăn, nền chuồng, phương tiện, dụng cụ chăn nuôi bằng nước sạch;

+ Sữa chữa, gia cố lại hệ thống cung cấp nước. Nếu sử dụng nguồn nước mặt cho vật nuôi uống thì phải dùng chloramin B, nước vôi trong để sát trùng, khử khuẩn rồi mới cho uống gia súc gia cầm uống. Đồng thời tiến hành khơi thông hệ thống cống, rãnh thoát nước thải, hố chứa phân, chất thải để tránh nước mưa chảy ngược vào chuồng nuôi.

+ Sau đó, dùng vôi bột hoặc các loại thuốc sát trùng như Han- Iodine, Virkon, chloramin B… để tiêu độc, khử trùng toàn bộ chuồng trại, khu vực chăn nuôi, hệ thống cống, rãnh thoát nước, hố chứa phân cũng như phương tiện, trang thiết bị, dụng cụ chăn nuôi.

- Hai là: Cần tăng cường và thực hiện tốt các biện pháp chăm sóc nuôi dưỡng để nâng cao sức đề kháng cho đàn gia súc gia cầm sau mưa lũ. Cụ thể như sau:

+ Thay hoặc bổ sung thêm chất độn chuồng để giữ ấm cho gia súc, gia cầm, đặc biệt là đối với gia súcbú sữa, gia cầm giai đoạn nuôi úm.

+ Cung cấp đầy đủ thức ăn, nước uống cho vật nuôi, thức ăn phải đảm bảo đầy đủ về số lượng và đảm bảo chất lượng phù hợp với từng lứa tuổi vật nuôi.

+ Tăng cường, bổ sung thêm các loại vitamin, khoáng chất, men tiêu hóa… cho gia súc, gia cầm để nâng cao sức đề kháng.

+ Chủ động dùng kháng sinh để phòng các bệnh nhiễm khuẩn có nguy cơ cao như tiêu chảy, phân trắng, bạch lỵ, thương hàn…. Đồng thời chủ động dùng vaccin để phòng bệnh cho đàn gia súc, gia cầm.

+ Thực hiện tốt công tác vệ sinh, quét dọn chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi hàng ngày;

+ Định kỳ phun tiêu độc, khử trùng chuồng nuôi và khu vực chăn nuôi để hạn chế các loại mầm bệnh.

- Ba là: Tăng cường các biện pháp quản lý, theo dõi đàn gia súc gia cầm nhằm phát hiện sớm các loại dịch bệnh phát sinh và chủ động trong công tác phòng, chống khi dịch bệnh xảy ra.

Để giúp người dân thực hiện tốt các biện pháp nêu trên, để giúp cho công tác khắc phục hậu quả sau mưa lũ trong chăn nuôi đạt hiệu quả cao. Đề nghị các cấp chính quyền cơ sở, các cơ quan chuyên môn cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát người dân trong việc thực hiện các biện pháp kỹ thuật nói trên. Đồng thời, trong quá trình chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, hướng dẫn kỹ thuật cần kịp thời  báo cáo về các cơ quan quản lý Nhà nước những tồn tại, vướng mắc để kịp thời đưa ra những giải pháp khắc phục phù hợp.

Nguồn tin: BSTY: Lê Sỹ Thành - TTKN Thanh Hóa
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 13926


Các tin khác:
 Biện pháp khắc phục cho cây trồng bị ngập lụt sau mưa bão (20/07/2018)
 Một số lưu ý trong phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi mùa mưa bão (19/07/2018)
 Một số lưu ý khi lúa gặp mưa lớn sau cấy (17/07/2018)
 Phòng trừ ốc bươu vàng và cỏ dại hại lúa mùa. (05/07/2018)
 Kết quả bước đầu mô hình nuôi tôm he chân trắng trong bể xi măng tại xã Bình Minh huyện Tĩnh Gia. (03/07/2018)
 Phát triển nghề nuôi cá lồng bè vùng ven biển Thanh Hóa (03/07/2018)
 Thực trạng và giải pháp phát triển bền vững nghề nuôi trồng thủy sản ven biển thích ứng thông minh với biến đổi khí hậu. (03/07/2018)
 Tăng cường chống nóng cho mạ và lúa vụ mùa 2018. (02/07/2018)
 Kết quả mô hình thâm canh lúa theo hướng hữu cơ đạt năng suất chất lượng hiệu quả cao tại Thanh Hóa. (25/06/2018)
 Hiệu quả mô hình sản xuất lạc giống L26 theo chuỗi giá trị (08/06/2018)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang