Số lượt truy cập
Hôm nay 48613
Hôm qua 39190
Tuần này 153317
Tháng này 3191143
Tất cả 192986727
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ bảy, 18/04/2020
Tàu cá công suất lớn gặp khó khăn trong khai thác hải sản

Thời gian qua, các tàu cá công suất lớn trên địa bàn tỉnh gặp nhiều khó khăn, do chi phí tăng cao, năng suất khai thác hải sản thấp dẫn đến tình trạng thua lỗ sau mỗi chuyến biển. Chính vì vậy, khiến nhiều chủ tàu cá chưa chấp hành nghĩa vụ vốn vay đóng mới tàu cá đúng kỳ hạn theo quy định.

Huyện Hậu Lộc có 14 chủ tàu được vay vốn đóng mới tàu cá công suất máy từ 700CV – 1.000CV, trong đó có 9 tàu vỏ thép, 5 tàu vỏ gỗ. Tuy nhiên, theo báo cáo của các chủ tàu, thì có tới 11 tàu cá hoạt động thua lỗ, 3 tàu cá hoạt động khai thác hòa vốn, khiến các khoản vay ngân hàng đến nay không trả được theo quy định. Ngư dân Trịnh Đình Hùng, chủ tàu vỏ gỗ mang biển hiệu TH-93888-TS, công suất máy 700 CV, hành nghề lưới rê, xã Hòa Lộc (Hậu Lộc), có tổng mức đầu tư gần 12 tỷ đồng; trong đó, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho vay hơn 70%, lãi suất ưu đãi 3%/năm. Tuy nhiên, từ khi hạ thủy năm 2016 đến nay chi phí cho mỗi chuyến biển tăng cao. Mỗi chuyến ra khơi kéo dài 20 ngày, chi phí khoảng 150 triệu đồng, đó là chưa kể tiền công trả cho 10 người lao động trên tàu. Trong khi đó, sản lượng hải sản khai thác thấp, giá bán bấp bênh, dẫn đến tình trạng thua lỗ liên tục nên khó khăn trong việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng. Hiện số nợ của anh Hùng quá hạn ngân hàng hơn 7,2 tỷ đồng, mà tàu cá hoạt động không hiệu quả. TP Sầm Sơn có 17 chủ tàu được vay vốn đóng mới tàu cá công suất lớn, sau khi hạ thủy chủ yếu hoạt động cầm chừng, có tới 10 tàu cá hoạt động hòa vốn và 6 tàu cá hoạt động thua lỗ, nên khả năng trả nợ cho ngân hàng của các chủ tàu là khó khăn.

Tàu cá công suất lớn gặp khó khăn trong khai thác hải sản

Tàu cá công suất lớn của ngư dân phường Quảng Cư (TP Sầm Sơn) hoạt động cầm chừng

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong số 58 tàu công suất lớn (41 tàu khai thác, 17 tàu dịch vụ hậu cần nghề cá) đóng theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP ngày 7-7-2017 của Chính phủ (nay thay thế bằng Nghị định 17/2018/NĐ-CP ngày 2-2-2018) thì có tới 26 tàu thua lỗ (24 tàu khai thác, 2 tàu dịch vụ hậu cần nghề cá) chiếm 44,8% tổng số tàu đóng mới, chủ yếu là tàu vỏ thép; 30 tàu hoạt động hòa vốn (16 tàu khai thác, 14 tàu dịch vụ hậu cần nghề cá) chiếm 51,7% tổng số tàu đóng mới; chỉ có 2 tàu hoạt động có lãi (1 tàu khai thác, 1 tàu dịch vụ hậu cần nghề cá) chiếm 3,5% tổng số tàu đóng mới. Trước tình trạng tàu cá làm ăn thua lỗ, nhiều chủ tàu không thực hiện nghĩa vụ trả nợ ngân hàng. Hiện nay, các ngân hàng đã có đơn khởi kiện 11 chủ tàu gồm: Huyện Hậu Lộc 1 tàu vỏ gỗ, huyện Hoằng Hóa 3 tàu vỏ thép, TP Sầm Sơn 5 tàu vỏ thép, huyện Tĩnh Gia 1 tàu vỏ thép.

Theo tìm hiểu từ các chủ tàu cá hoạt động thua lỗ, cho thấy nguyên nhân chủ yếu do chi phí đầu vào cho chuyến biển tăng cao từ 150 triệu đồng đến 200 triệu đồng, sản lượng khai thác hải sản không cao, nên thu không đủ chi. Còn những tàu dịch vụ hậu cần thua lỗ là do không thường xuyên tham gia thu mua, sản lượng thu mua thấp. Ngoài ra, do thời tiết diễn biến bất thường, ngư trường khai thác chưa được mở rộng, các tàu khai thác chủ yếu ở ngư trường truyền thống Vịnh Bắc bộ, sản lượng khai thác thấp. Các tàu khai thác hải sản hoạt động cầm chừng, sản lượng khai thác đạt thấp, nguồn lợi thủy sản suy giảm. Nguồn lao động trực tiếp tham gia khai thác hải sản ngày càng thiếu do thu nhập không đều, công việc đặc thù tiềm ẩn nhiều rủi ro. Cơ sở hạ tầng cảng cá chưa đáp ứng kịp so với phát triển tàu cá công suất lớn, luồng lạch chạy tàu thường xuyên bị bồi lắng.

Để tháo gỡ khó khăn và đồng hành với ngư dân, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh Thanh Hóa và các ngân hàng thương mại đang phối hợp với chính quyền địa phương theo dõi tình hình hoạt động khai thác của các chủ tàu cá, nắm bắt kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong quá trình khai thác và đôn đốc chủ tàu trả nợ vốn vay theo hợp đồng tín dụng đã ký kết giữa hai bên. Đồng thời, xem xét, tạo điều kiện cơ cấu nợ cho các chủ tàu đang gặp khó khăn. Các ngành có liên quan của tỉnh, UBND các địa phương ven biển bám sát địa bàn để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của ngư dân; hướng dẫn các chủ tàu sản xuất trên biển theo hướng liên doanh, liên kết gắn với mở rộng ngư trường khai thác, bám biển dài ngày. Tổ chức đào tạo thuyền viên vận hành tàu cá công suất lớn, kỹ thuật khai thác, bảo quản sản phẩm theo công nghệ mới...


Nguồn tin: baothanhhoa.vn
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 25157


Các tin khác:
 Phát triển nuôi tôm công nghiệp (18/04/2020)
 Tăng cường công tác phòng, chống khai thác hải sản IUU (15/04/2020)
 Giám sát các vùng nuôi ngao tập trung (08/04/2020)
 Phát triển chế biến thủy hải sản gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm (20/03/2020)
 Thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho người và tàu cá hoạt động trên biển (18/03/2020)
 Triển khai các chính sách tín dụng khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn (05/03/2020)
 Áp dụng chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản (05/03/2020)
 “Quả ngọt” từ Nghị quyết 04 (05/03/2020)
 Phát triển HTX nuôi trồng thủy sản - còn nhiều khó khăn (05/03/2020)
 Tăng cường quản lý các cơ sở đóng mới, sửa chữa tàu cá (05/03/2020)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang