Số lượt truy cập
Hôm nay 50327
Hôm qua 39190
Tuần này 155031
Tháng này 3192857
Tất cả 192988441
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ năm, 24/12/2015
Dự án Rừng và Đồng bằng Việt Nam tuyển 01 tư vấn trung ương xây dựng Cơ chế chia sẻ lợi ích phục vụ chi trả Dịch vụ môi trường rừng (PFES) tại Thanh Hóa

Dự án Rừng và Đồng bằng Việt Nam

 

ĐIỀU KHOẢN CÔNG VIỆC

 

Vị trí:  01 tư vấn trung ương xây dựng Cơ chế chia sẻ lợi ích phục vụ chi trả Dịch vụ môi trường rừng (PFES) tại Thanh Hóa

 

1.    Thông tin chung và sự cần thiết

 

Dự án Rừng và Đồng bằng Việt Nam được tài trợ bởi USAID sẽ thực hiện trong 05 năm nhằm hỗ trợ các tỉnh thực hiện quá trình chuyển giao hướng tới thích ứng với khí hậu, phát triển ít phát thải thông qua các hoạt động đầu tư làm giảm phát thải ròng từ rừng và tăng cường khả năng khả năng ứng phó của người dân tại nhiều nơi và sinh kế ở vùng đồng bằng với các tác động của khí hậu trong ngắn và dài hạn. Với việc phối hợp với Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Dự án sẽ hỗ trợ xây dựng cơ chế chi trả dịch vụ môi trường rừng thông qua các chương trình nâng cao năng lực, phân bổ lợi ích công bằng và giám sát chất lượng dịch vụ môi trường.

 

Qua hơn 03 năm thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (CTDVMTR), tỉnh Thanh Hóa đã tiến hành chi trả cho lưu vực của nhà máy thủy điện Cửa Đạt và Bá Thước 2 theo hình thức nhóm hộ hay cộng đồng. Để đem lại lợi ích tối đa hơn cho các hộ gia đình tham gia nhận tiền CTDVMTR, việc xây dựng cơ chế chia sẻ lợi ích sẽ giúp các nhóm hộ có được nhiều lợi ích hơn bên cạnh tiền CTDVMTR.

 

2.    Mục tiêu và mục đích

Mục tiêu của hoạt động tư vấn nhằm giúp xây dựng cơ chế chia sẻ lợi ích cho các nhóm hộ/cộng đồng thôn bản  nhận tiền CTDVMTR để có một cơ chế minh bạch và khuyến khích tái đầu tư nguồn tiền CTDVMTR cho hoạt động cải thiện sinh kế để đảm bảo nguồn tiền này là nguồn tài chính bền vững cho nhóm hộ dân. Mục đích của hoạt động tư vấn nhằm:

-       Giúp xây dựng quy  chế thôn bản về sử dụng tiền CTDVMTR

-       Cơ chế chia sẻ lợi ích và cơ chế sử dụng giúp duy trì dòng tiền CTDVMTR bền vững và hiệu quả hơn.

 

3.    Nhiệm vụ

Hoạt động này sẽ được thực hiện bởi 01 tư vấn trung ương chú trong vào các nhiệm vụ sau:

-       Rà soát các cơ chế chia sẻ lợi ích hiện có ở Việt Nam và Thanh Hóa (nếu có)

-       Rà soát các quy chế thôn bản hiện có tại Thanh Hóa

-       Xem xét quy chế bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng xây dựng bởi dự án LEAF tại Nghệ An,

-       Đánh giá ưu nhược điểm cá cơ chế nêu trên để làm cơ sở đó xây dựng cơ chế chia sẻ lợi ích và quy chế thôn/bản phù hợp cho một số thôn/bản tại lưu vực Cửa Đạt và Bá Thước 2

-       Tiến hành họp thôn/bản để lấy ý kiến xây dựng và hoàn thiện quy chế/ và cơ chế chia sẻ lợi ích: quy chế này phải đảm bảo được tính bền vững, hiệu quả về kinh tế, đạt được sự đồng thuận của người dân.

-       Đưa ra các giải pháp kinh tế/ tài chính trong việc sử dụng tiền CTDVMTR nhằm đảm bảo tiền CTDMTR được duy trì bên vững và hiệu quả nhằm cải thiện sinh kế cho người dân.

-       Đưa ra cơ chế chia sẻ lợi ích (từ CTDVMTR và lâm sản phụ) phù hợp cho cộng đồng/thôn bản hoặc nhóm hộ.

-       Phối hợp cùng với cán bộ Ban quản lý rừng (BQLR), Ủy ban nhân dân huyện (UBND) huyện/xã trong việc xây dựng cơ chế chia sẻ lợi ích.

 

Cán bộ tư vấn có trách nhiệm phối hợp với dự án VFD (tại Hà Nội và Thanh Hóa) và Quỹ bảo vệ và phát triển rừng Thanh Hóa để xây dựng chương trình làm việc cho các hoạt động nêu trên.

 

4.    Sản phẩm

a.    Một bộ cơ chế chia sẻ lợi íchđảm bảo công bằng, minh bạch, giúp cải thiện sinh kế cho người dân và khuyến khích người dân thực hiện để làm thí điểm tại xã, cơ chế sẽ gồm các phần:

a.    Quản lý, sử dụng tiền chi trả DVMTR

b.    Ghi chép quá trình bảo vệ rừng, chi trả tiền DVMTR

c.    Xác định vai trò của các hộ thành viên

d.    Cơ chế giám sát chéo, thưởng phạt giữa các nhóm hộ

b.    Họp thôn: lấy ý kiến xây dựng và hoàn thiện bộ quy chế

c.    Một quyển số tay hướng dẫntheo dõi giám sát quy trình chi trả tiền DVMTR, và bảo vệ rừng tại thôn bản. Sổ tay này cần đơn giản, dễ điền cho các nhóm hộ.

d.    Tập huấnhướng dẫn hộ dân làm thí điểm sử dụng quyển sổ tay theo dõi giám sát CTDVMTR

e.    Một báo cáophân tích đầy đủ về hiện trạng (ưu nhược điểm của các quy chế hiện nay), và kiến nghị về cơ chế chia sẻ lợi ích và quy chế thôn bản với các nhóm hộ nhận tiền CTDVMTR. Báo cáo này cũng cần phản ánh nguyện vọng của dân để hình thành định hướng cho phát triển sinh kế trong sử dụng tiền CTDVMTR và nêu được cơ chế chia sẻ lợi ích phù hợp với địa phương.

 

5.    Yêu cầu về kinh nghiệm và trình độ học vấn

·         Trình độ tiến sĩ hoặc thạc sĩ ngành lâm nghiệp, kỹ sư về chuyên ngành kinh tế, kinh tế môi trường, kinh tế lâm nghiệp.

·         Có kinh nghiệm và hiểu rõ về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại Việt Nam là một lợi thế.

·         Có kinh nghiệm về chính sách lâm nghiệp Việt Nam

·         Có khả năng phân tích, đánh giá khách quan, độc lập

·         Có hiểu biết và kinh nghiệm về kinh tế vi mô

 

6.    Thời gian thực hiện

 

Hoạt động tư vấn cần diễn ra vào tháng 7&8/2014. Thời gian cụ thể sẽ được xác định với sự thống nhất giữa VFD và tư vấn.

 

7.    Cách nộp hồ sơ

Ứng viên quan tâm cần gửi 02 bản hồ sơ như sau:

-       Bản cứnggửi bằng bưu điện về địa chỉ:

Ban quản lý dự án Rừng và Đồng bằng Việt Nam

Số 23, Phan Bội Châu, Thành phố Thanh Hóa

 

-       Bản mềm, hoặc bản scan gửi về địa chỉ email sau winrockvfd@gmail.com. Xin vui lòng đề “PFES Thanh Hoa BSM” vào tiêu đề (subject) của thư.

 

Hồ sơ gồm: thư xin ứng tuyển, CV (Sơ yếu lý lịch) có nêu tên, điện thoại và địa chỉ liên lạc của 03 người giới thiệu.

Thời gian nhận hồ sơ: chậm nhất là ngày ……. Chỉ các ứng viên vào vòng phỏng vấn sẽ được liên lạc.

Nguồn tin: Dự án rừng và đồng bằng (VFD)
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 166008
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang