Số lượt truy cập
Hôm nay 57290
Hôm qua 39190
Tuần này 161994
Tháng này 3199820
Tất cả 192995404
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ năm, 27/06/2019
Tập trung thực hiện các giải pháp chống hạn cho cây trồng

Từ ngày 9-6, khu vực tỉnh Thanh Hóa xảy ra nắng nóng diện rộng, khiến cho nhiều diện tích sản xuất vụ thu mùa bị thiếu nước. Đáng chú ý, nhiều diện tích lúa mới gieo sạ, mới cấy tại nhiều địa phương hiện đang trong tình trạng khô hạn, nứt nẻ. Trước tình hình khô hạn nói trên, ngành nông nghiệp, các đơn vị thủy nông đang phối hợp với chính quyền các địa phương tập trung thực hiện các giải pháp chống hạn cho diện tích cây trồng, nhất là diện tích lúa mới gieo cấy.

 

Hơn 10 sào lúa gieo sạ của gia đình ông Trần Duy Tốt, xã Phú Lâm, huyện Tĩnh Gia đang bị khô trắng, nứt nẻ. Ông Tốt cho biết, tình trạng này đã diễn ra được 5 ngày, hiện lúa đang trong tình trạng khô héo. Nếu nắng nóng tiếp tục diễn ra trong vài ba ngày tới, ruộng không được cấp nước thì nguy cơ lúa bị chết cháy rất cao.

Tình trạng thiếu nước, khô hạn không chỉ diễn ra tại xã Phú Lâm mà đã xảy ra tại nhiều địa phương trên địa bàn toàn huyện Tĩnh Gia. Hiện, diện tích sản xuất nông nghiệp bị thiếu nước, có nguy cơ khô hạn trên địa bàn toàn huyện khoảng 321 ha. Trong đó diện tích thiếu nước gieo cấy là 206,5 ha tại các xã: Phú Sơn, Phú Lâm, Tùng Lâm, Tân Dân, Tân Trường, Thanh Sơn, Trường Lâm, đây là vùng tưới của các hồ nhỏ: Ông Xã, Khe Chõ, Đông Sơn, Nam Sơn, Đập Quy, Ao Sen, Khe Luồng, Ông Già, Khe Dẻ, Thung Cối. Diện tích thiếu nước tưới dưỡng là 30 ha tại xã Xuân Lâm, Phú Lâm.

 

Trước tình hình khô hạn nói trên, để bảo đảm nguồn nước tưới cho diện tích sản xuất nông nghiệp bị thiếu nước và hạn, Công ty TNHH MTV Sông Chu – Chi nhánh thủy nông Tĩnh Gia đang đặt máy bơm dầu thực hiện bơm vét nước trong hồ, đẩy qua đập, với công suất 150 đến 170 m3/h. Thuê máy nạo vét lòng hồ để tạo độ sâu trữ nước, phục vụ công tác chống hạn. Tuy nhiên, ông Lê Ngọc Hợi, Giám đốc chi nhánh thủy nông Tĩnh Gia (Công ty TNHH MTV Sông Chu) cho biết: Do diện tích sản xuất nông nghiệp thiếu nước hiện nay chủ yếu do các hồ nhỏ đảm nhiệm tưới, trong khi mực nước tại các hồ này hầu hết đang trong tình trạng dưới mực nước chết, không đủ nguồn để bơm tưới. Vì vậy, nếu nắng nóng tiếp tục diễn ra trong vài ba ngày tới thì các hồ này sẽ không còn nước để bơm, đơn vị thủy nông cũng đành “lực bất tòng tâm” chờ trời mưa mới có thể “giải cứu” được cho diện tích bị hạn hiện nay.

Tại huyện Đông Sơn, hàng trăm ha lúa mới gieo cấy trên địa bàn hiện đang trong tình trạng thiếu nước, khô hạn. Tính đến ngày 17-6, trên địa bàn huyện hiện có 113 ha lúa đang trong tình trạng thiếu nước, trong đó có 10 ha bị khô hạn, nứt nẻ. Để khắc phục tình trạng thiếu nước, hạn hán xảy ra, UBND huyện Đông Sơn đã phối hợp với Công ty TNHH MTV Sông Chu – Chi nhánh thủy nông Đông Sơn thực hiện lịch cấp nước cho diện tích sản xuất vụ thu mùa nói chung và diện tích thiếu nước, khô hạn nói riêng. Phân công cụ thể cán bộ theo dõi, kiểm tra đồng ruộng, củng cố bờ vùng, bờ thửa để tránh mất nước gây thiếu nước cục bộ. Chi nhánh thủy nông Đông Sơn đã vận hành toàn bộ 8 trạm bơm do đơn vị quản lý, với công suất tối đa để phục vụ công tác sản xuất và chống hạn. Đối với diện tích bị thiếu nước, khô hạn, đơn vị thủy nông đang bố trí lực lượng ưu tiên dẫn nước vào các chân ruộng bị khô hạn, nứt nẻ, phục vụ công tác chống hạn. Đặt các máy bơm dầu giã chiến để bơm tại những nơi nước chưa về kịp, phục vụ dẫn nước vào các kênh, chân ruộng, phục vụ công tác chống hạn. Hiện, đơn vị thủy nông đã đặt 3 máy bơm dầu giã chiến tại các xã: Đông Hoàng, Đông Yên, Đông Phú, thực hiện bơm 24/24 giờ để chống hạn cho khoảng 60 ha lúa mới gieo cấy. Khó khăn lớn nhất trong công tác chống hạn tại huyện Đông Sơn hiện nay là: Vụ thu mùa năm nay, diện tích gieo sạ của huyện Đông Sơn lớn, có khoảng 2.500 ha/3.880 ha lúa được gieo sạ, diện tích này do đầu vụ phải tháo kiệt nước để gieo, nên việc chân ruộng gần như không có nước trữ, vì thế chỉ nắng vài ngày là xảy ra tình trạng nứt nẻ. Để tưới cho những diện tích nứt nẻ cần lượng nước lớn, thời gian tưới lâu, gây khó khăn cho công tác chống hạn.

Theo thông tin của Chi cục Thủy lợi Thanh Hóa, tình trạng thiếu nước, khô hạn đối với diện tích sản xuất nông nghiệp đã xảy ra tại nhiều địa phương, với tổng diện tích thiếu nước để gieo cấy và tưới dưỡng của toàn tỉnh khoảng hơn 500 ha. Nếu thời tiết tiếp tục nắng nóng kéo dài trong vài ngày nữa, số diện tích bị hạn có thể sẽ lên đến hàng nghìn ha. Trước tình hình nắng nóng gay gắt như hiện nay, để đảm bảo nguồn nước gieo cấy hết diện tích theo kế hoạch và chống hạn cho diện tích lúa mới gieo cấy, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có văn bản đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn, các HTX phối hợp chặt chẽ với các đơn vị thủy nông thực hiện nghiêm túc các phương án tưới và chống hạn vụ mùa năm 2019 đã đề ra; phân công cụ thể cán bộ theo dõi, kiểm tra đồng ruộng, củng cố bờ vùng, bờ thửa để tránh mất nước gây thiếu nước cục bộ. Tập trung chỉ đạo cấp nước tưới phục vụ tưới dưỡng cho cây trồng và phục vụ gieo cấy cho phần diện tích vụ mùa năm 2019 còn lại theo đúng kế hoạch đề ra. Kiểm soát chặt chẽ độ mặn ở vùng ảnh hưởng xâm nhập mặn trước khi lấy nước. Đóng, mở các cống ở các cửa sông hợp lý để giữ ngọt, ngăn mặn. Tranh thủ tích trữ nước vào các các ao đầm, kênh tưới, kênh tiêu để đề phòng hạn cục bộ đầu vụ mùa năm 2019. Phối hợp với các xã, phường, thị trấn, HTX dùng nước và các đơn vị liên quan trong công tác điều tiết, phân phối nước hợp lý, tiết kiệm, không để hiện tượng thất thoát nước hoặc lấy nước tràn lan gây lãng phí.

Thực hiện các giải pháp chống hạn, các địa phương và đơn vị thủy nông tiếp tục triển khai thực hiện não vét kênh dẫn, của lấy nước và kênh trữ nước trên địa bàn đã trữ nước, duy trì các đập tạm ngăn giữ nước trên kênh tiêu, sông nội địa để dâng nước cho các trạm bơm hoạt động. Đối với vùng tưới bằng bơm điện, căn cứ vào tình hình thực tế nạo vét bể hút và nối dài ống, lắp đặt máy bơm có cột nước cao, duy trì các trạm bơm dã chiến, đắp đập tạm để vận hành các trạm bơm. Đối với vùng tưới bằng hồ đập nhỏ, khi mực nước trong hồ xuống thấp hơn mực nước chết thì huy động máy bơm dầu giã chiến để bơm lượng nước chết trong hồ phục vụ công tác tưới và chống hạn.

In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 19875


Các tin khác:
 Phương án sản xuất vụ thu mùa năm 2019 (27/06/2019)
 Sản xuất lúa theo hướng hữu cơ gắn với tiêu thụ sản phẩm tại huyện Quảng Xương (27/06/2019)
 Đánh giá kết quả bước đầu sản xuất vụ đông xuân 2018-2019 và triển khai phương án sản xuất vụ thu mùa năm 2019 (27/06/2019)
 Phương án sản xuất trồng trọt vụ Đông năm 2018 - 2019 (28/09/2018)
 Kiểm tra tình hình sản xuất lúa vụ Chiêm Xuân 2018  (30/05/2018)
 Kiểm tra đánh giá chất lượng giống Lúa, Ngô trồng khảo nghiệm trên địa bàn tỉnh vụ Chiêm Xuân 2018 (30/05/2018)
 Phương án sản xuất trồng trọt vụ Thu, vụ Mùa năm 2018 (29/05/2018)
 Kiểm tra tiến độ thực hiện đề tài Khoa hoc công nghệ “Nghiên cứu tuyển chọn, xây dựng mô hình sản xuất giống khoai tây có nguồn gốc từ Cộng hòa liên bang Đức năng suất cao, phẩm chất tốt phù hợp với điều kiện Thanh Hóa” (23/04/2018)
 Tăng cường các biện pháp chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh vụ Mùa 2017 (25/08/2017)
 Bàn giải pháp phát triển mía đường trong thời gian tới trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa (06/08/2017)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang