Số lượt truy cập
Hôm nay 24806
Hôm qua 39190
Tuần này 129510
Tháng này 3167336
Tất cả 192962920
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ ba, 07/05/2019
Thanh Hóa: Mô hình thâm canh lúa cải tiến SRI- mang lại lợi ích cho bà con nông dân.

Vụ Xuân 2019, chương trình Phát triển vùng Như Thanh - thuộc tổ chức Tầm nhìn thế giới đã phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Thanh Hóa triển khai lớp tập huấn FFS và thực hiện mô hình thâm canh lúa cải tiến (SRI) tại 2 xã Phượng Nghi và Yên Lạc huyện Như Thanh. Kết quả của mô hình đã góp phần nâng cao trình độ thâm canh của người nông dân, giúp người dân thay đổi thói quen, tập quán canh tác cũ nhằm tăng năng suất, chất lượng, tăng hiệu quả kinh tế, giảm chi phí đầu vào (giống, phân bón hóa học và thuốc BVTV), hướng tới một nền nông nghiệp bền vững.

Khi tham gia mô hình 7 hộ hưởng lợi trực tiếp được hỗ trợ 100% giống, phân viên nén dúi sâu và tham gia các đợt tập huấn, trao đổi kinh nghiệm trong từng giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây lúa từ làm đất, gieo mạ, kỹ thuật cấy, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh qua từng giai đoạn: đẻ nhánh, phân hóa đòng, giai đoạn trỗ - chín, kỹ thuật thu hoạch và bảo quản…

 Việc áp dụng đồng bộ hệ thống thâm canh lúa cải tiến SRI, trong đó tăng cường sử dụng phân hữu cơ vi sinh, giảm lượng phân vô cơ, cải tạo đất; cấy thưa lúa đẻ nhánh khỏe, sạch sâu bệnh nên giảm thuốc bảo vệ thực vật nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu, đồng thời vừa làm tăng hiệu quả canh tác lúa, bảo vệ môi trường…

Tại buổi hội thảo đầu bờ, các đại biểu đánh giá đây là mô hình phù hợp với điều kiện đất đai tại địa phương. Khi thực hiện mô hình bà con đã giảm được 40% lượng giống do gieo mạ thưa, cấy thưa nên lúa phát triển khỏe, đẻ nhánh hữu hiệu cao. Áp dụng kỹ thuật cấy hàng rộng hàng hẹp nên lúa hấp thu ánh sáng tốt, giảm cỏ dại, giảm sâu bệnh từ đó giảm chi phí thuốc BVTV. Không những thế mô hình còn sử dụng phân viên nén dúi sâu đã tạo cho cây lúa hấp thụ dinh dưỡng từ từ ở từng giai đoạn cây lúa cần nên lượng phân bón không bốc hơi, không gây lãng phí, từ đó giảm tình trạng ô nhiễm môi trường. Năng suất mô hình dự kiến đạt 4 tạ/sào, cao hơn 1 tạ so với mô hình truyền thống của bà con trong xã.

Trong thời gian tới, để mô hình thâm canh lúa cải tiến theo phương pháp SRI nhanh chóng được nhân ra diện rộng, các xã vùng dự án và bà con nông dân cần tiếp tục tuyên truyền, vận động các hộ nông dân khác mạnh dạn áp dụng biện pháp cấy mạ non, cấy nông tay, thẳng hàng, cấy một dảnh, điều tiết nước. Đồng thời kịp thời nắm bắt những nhu cầu, nguyện vọng của người nông dân, từ đó đưa ra các giải pháp giúp người nông dân áp dụng đồng bộ quy trình tiến bộ khoa học mới./.

Nguồn tin: Thu Hiền - TTKN Thanh Hóa
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 18366


Các tin khác:
 Biện pháp phòng bệnh cho vật nuôi trong mùa hè. (26/04/2019)
 Một số biện pháp chống nóng cho gia súc, gia cầm. (26/04/2019)
 Thanh Hóa: Tập huấn ToT cho cho cộng tác viên nòng cốt về Nông nghiệp bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu tại Quan Sơn. (08/04/2019)
 Thành tựu 60 năm ngành Thủy sản Thanh Hóa (01/04/2019)
 Thanh Hóa: Kết quả bước đầu mô hình sản xuất ngô ngọt theo hướng hữu cơ gắn với tiêu thụ sản phẩm. (25/03/2019)
 Đôi điều cần biết về bệnh gạo lợn (Porcine Cysticercosis). (22/03/2019)
 Hiệu quả mô hình “áp dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật nuôi một số loài thuỷ sản thích ứng với biến đổi khí hậu”. (19/03/2019)
 Một số lưu ý trong phòng trừ đạo ôn hại lúa xuân. (04/03/2019)
 Thanh Hóa: Kết quả bước đầu mô hình sản xuất lúa chất lượng theo hướng hữu cơ gắn với tiêu thụ sản phẩm. (01/03/2019)
 Bệnh dịch tả lợn Châu Phi và biện pháp ứng phó. (20/02/2019)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang