Số lượt truy cập
Hôm nay 17692
Hôm qua 58866
Tuần này 181262
Tháng này 3219088
Tất cả 193014672
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ sáu, 22/03/2019
Đôi điều cần biết về bệnh gạo lợn (Porcine Cysticercosis).

1. Về nguyên nhân gây bệnh:

Bệnh gạo lợn là do 1 loại ấu trùng Cysticercus cellulosaecủa 1 loài sán dây có tên là  Taenia solium gây ra , ấu trùng tạo thành các kén ký sinh ở cơ vân, não của lợn. Kén trông giống như hạt gạo nếp nên gọi là “ Bệnh  gạo lợn”. Sán trưởng thành ký sinh ở ruột non của người, chó, mèo, gấu, khỉ... Ở người, ấu trùng sán Taenia soliumký sinh ở cơ vân, cầu mắt, cơ tim và não.

Về hình thái của ấu trùng: Ấu trùng có hình bầu dục, kích thước mỗi ấu trùng khoảng 2 x 1,6 đến 3,8 x8,6 mm; mỗi ấu trùng cấu tạo bên ngoài là lớp màng mỏng, bên trong chứa dịch trong. Trong cơ thể vật chủ, ấu trùng được bọc bởi một lớp mô liên kết, đầu sán trong bọc có cấu tạo như đầu sán trưởng thành.

Về hình thái của sán dây trưởng thành: Trong cơ thể, sán có chiều dài khoảng 1-6 m với khoảng 700 – 1.000 đốt, màu trắng đục ngả vàng. Ở mỗi đốt Sán chín (những đốt cuối) chứa rất nhiều trứng sán (khoảng 30.000 – 70.000 trứng). Trung bình, mỗi ngày có khoảng 250.000 trứng được thải ra.

2. Về đặc điểm dịch tễ:

Trong cơ thể, các đốt sán chín chứa đầy trứng tự đứt rơi vào lòng ruột và theo phân ra ngoài; nhờ mưa, gió, chó, mèo, chim, chuột, côn trùng,… nhất là bọ hung, bọ xít mang, reo rắc mầm bệnh (trứng sán) ra diện rộng. Lợn bị lây nhiễm thông qua ăn phân người, ủi đất, ăn côn trùng chứa trứng sán,… các thức ăn xanh, nguồn nước uống nhiễm trứng sán. Đây là nguồn lây bệnh khó kiểm soát.

Bệnh xảy ra quanh năm, không phụ thuộc mùa vụ và sảy ra ở tất cả các lứa tuổi của lợn.

3. Vòng đời của sán:

Sán trưởng thành sống trong ruột non của vật chủ là người, chó và mèo; các đốt sán già (chín) thì rụng, theo phân ra ngoài rồi vỡ, giải phóng hàng vạn quả trứng, lợn và người ăn phải trứng sán dính vào rau xanh hay cỏ trong ao hồ. Trứng sán vào ruột sẽ nở thành ấu trùng, ấu trùng xuyên qua niêm mạc ruột, vào máu rồi di hành đến các nội tạng như gan, não, cơ tim, gốc lưỡi, cơ hoành, cơ mông, cơ vai để tạo ra các nang ấu trùng (hạt gao). Thời gian từ khi trứng nở đến khi hình thành ấu trùng trung bình là 60 ngày, ấu trùng có thể sống tại đó tối thiểu là một năm, dài nhất là 3- 6 năm mới chết.

Người và các loài thú ăn thịt sống có mang ấu trùng sán sẽ bị nhiễm. Ấu trùng vào đến dạ dày, xuống ruột non sẽ ra khỏi nang phát triển thành sán dây trưởng thành sau khoảng 2 tháng nữa.

4. Về cơ chế sinh bệnh:

Lợn sau khi ăn, uống phải trứng sán. Tại dạ dày, dưới tác dụng của dịch vị, trứng nở ra thai 6 móc, thai này bám chặt vào thành ruột non và tiết ra độc tố gây viêm tiết dịch niêm mạc ruột. Sau đó, thai 6 móc theo máu đến tim, từ đây chúng có thể thâm nhập đến mọi nơi trên cơ thể lợn. Những nơi mà chúng thích ứng để tồn tại là cơ lưỡi, cơ cổ, cơ mông, cơ liên sườn, tim,… (các cơ vân) và các cơ quan như não, mắt, gan, lách, thận…Ở đó, chúng phát triển thành ấu trùng Cysticercus cellulosae với một đầu sán có đủ các móc và giác bám như đầu sán trưởng thành.

Tại nơi bám, ấu trùng chèn ép lên các cơ quan, tổ chức gây thoái hoá, teo mô,… Không những thế, chúng còn tiếp tục tiết ra độc tố gây hoại tử các sợi cơ, buộc cơ thể phải có phản ứng chống viêm bằng cách tập trung các tế bào bạch cầu, đại thực bào, … và hình thành mô liên kết bao bọc ổ viêm (hạt gạo) làm cho  các sợi cơ xung quanh ấu trùng bị phá vỡ, dẫn đến rối loạn hoạt động và chức năng của nhiều cơ quan khác nhau. Vì thế khi lợn bị bệnh, chúng ta có thể thấy lợn bị  rối loạn về nhịp thở, nhai, nuốt, vận động, …và nếu ấu trùng ký sinh ở não thì còn thấy thêm các biểu hiện thần kinh.

5. Triệu chứng lâm sàng:

Khi bị bệnh, tùy thuộc vào số lượng ấu trùng và vị trí ký sinh mà lợn bệnh có những biểu hiện triệu chứng khác nhau:

- Ở mức độ nhẹ: Bệnh xảy ra với các triệu chứng không rõ, không điển hình. Người chăn nuôi chỉ thấy lợn xù lông, chậm lớn, đôi khi hay nghiến răng, vẫn ăn uống tốt.

- Ở mức độ nặng:Bệnh xảy ra với các triệu chứng như giảm ăn, dễ bị kích thích; lợn đứng lên, nằm xuống khó khăn do đau, thở khó, khó ăn và ngày một nặng dần lên khiến lợn thường xuyên rên rỉ, sốt cao.

- Nếu ấu trùng ký sinh trong não, mắt còn thấy thêm triệu chứng đi lại mất thăng bằng, lợn rơi vào trạng thái động kinh, co giật, mờ mắt hoặc mù loà.

- Bệnh kéo dài 1 – 2 tháng, kết thúc phần nhiều là lợn còi cọc, gầy yếu hoặc chết vì suy nhược và rối loạn chức năng các cơ quan.

6. Bệnh tích:

Khi mổ khám lợn bệnh chúng ta dễ dàng quan sát thấy ấu trùng (hạt gạo)  ở não, cơ đùi, cơ liên sườn, cơ hoành, cơ lưỡi, cơ bụng, cơ tim, cơ cổ, màng treo ruột, bề mặt gan ở dạng còn sống hay can xi hóa. Các bộ phận có thể tìm thấy ấu trùng với tần suất cao là cơ lưỡi, cơ hoành, cơ đùi và não. Đây cũng là những vị trí bắt buộc trong kiểm tra gạo lợn tại các cơ sở giết mổ.

7. Điều trị bệnh:

Khi phát hiện lợn bị bệnh gạo thì không tiến hành điều trị mà phải tiến hành tiêu hủy triệt để lợn bệnh cùng các sản phẩm của nó.

Trong chăn nuôi lợn, định kỳ dùng thuốc tẩy sán (như Ivermectin) để tẩy sán cho lợn.

8. Phòng bệnh:

Để phòng bệnh sán dây cho lợn cũng như phòng bệnh gạo lợn.Trong chăn nuôi lợn cần thực hiện tốt các biện pháp sau:

- Không nuôi lợn thả rông.

- Không cho lợn tiếp xúc với phân người.

- Không dùng phân người chưa qua xử lý vào mục đích tưới cây, rau,….

- Nếu phát hiện thấy lợn gạo thì phải khoanh vùng dập tắt bệnh. Tất cả lợn khi đưa ra giết mổ phải được kiểm soát chặt chẽ. Chỉ cho phép thịt lợn sạch được đưa ra thị trường.

- Làm sạch môi trường, tiêu diệt côn trùng, ngăn chặn động vật hoang, chim hoang đến nơi có bệnh để phòng tránh nguy cơ phát sinh dịch bệnh.

Các ấu trùng hình hạt gạo trong thịt (Nguồn: Báo Dân Trí )

Nguồn tin: BSTY: Lê Sỹ Thành - TTKN Thanh Hóa
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 20606


Các tin khác:
 Hiệu quả mô hình “áp dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật nuôi một số loài thuỷ sản thích ứng với biến đổi khí hậu”. (19/03/2019)
 Một số lưu ý trong phòng trừ đạo ôn hại lúa xuân. (04/03/2019)
 Thanh Hóa: Kết quả bước đầu mô hình sản xuất lúa chất lượng theo hướng hữu cơ gắn với tiêu thụ sản phẩm. (01/03/2019)
 Bệnh dịch tả lợn Châu Phi và biện pháp ứng phó. (20/02/2019)
 Khôi phục đàn gia súc, gia cầm sau dịp Tết nguyên đán. (20/02/2019)
 Một số kỹ thuật cần thiết trong quá trình chăm sóc và bảo vệ lúa vụ Xuân 2018-2019 giai đoạn sau khi cấy đến đẻ nhánh. (19/02/2019)
 Tăng cường các biện pháp trồng và chăm sóc rừng gỗ lớn. (19/02/2019)
 Làng hoa Đông Cương những ngày cận tết Nguyên Đán Kỷ Hợi 2019. (29/01/2019)
 Úm cho lợn con vào mùa đông. (23/01/2019)
 Biện pháp phòng chống đói, rét cho trâu bò. (23/01/2019)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang