Số lượt truy cập
Hôm nay 57392
Hôm qua 39190
Tuần này 162096
Tháng này 3199923
Tất cả 192995507
Browser   (Today) Chi tiết >>
Chủ nhật, 01/04/2018
Hỗ trợ phát triển sản xuất và ngành nghề nông thôn trong xây dựng nông thôn mới

   Từ nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất và ngành nghề nông thôn thuộc Chương trình xây dựng NTM, những năm qua, hầu hết các địa phương trong tỉnh đã lựa chọn và xây dựng thành công nhiều mô hình sản xuất. Tuy nhiên, việc thực hiện các dự án vẫn còn một số bất cập và kết quả thiếu tính bền vững.

Mô hình chuyên canh rau xuất khẩu tại xã Định Bình, Yên Định.

   Năm 2017, UBND tỉnh đã phân bổ kinh phí cho UBND các huyện, thị xã, thành phố và 11 đơn vị cấp tỉnh, gồm: Tỉnh đoàn; Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh; Hội Nông dân tỉnh; Đoàn Kinh tế Quốc phòng 5, Hội làm vườn và trang trại, Trung tâm PTNT, Trung tâm nghiên cứu ứng dụng KHKT chăn nuôi, Chi cục Kiểm lâm, Liên minh HTX, Hội Cựu chiến binh và Chi cục PTNT với tổng kinh phí là 37.296 tỷ đồng để thực hiện cácmô hình phát triển sản xuất và ngành nghề nông thôn.

   Từ nguồn kinh phí được giao, các địa phương và các đơn vị cấp tỉnh đã chủ động, tích cực tổ chức triển khai, thực hiện được 299 mô hình Phát triển sản xuất và ngành nghề nông thôn, trong đó có: 158 mô hình trồng trọt (chiếm 52,8%), 76 mô hình chăn nuôi (chiếm 25,4%), 30 mô hình thủy sản (chiếm 10%), 14 mô hình tổng hợp (chiếm 4,7%), 11 mô hình cơ giới hóa (chiếm 3,7%) và 10 mô hình liên kết (chiếm 3,4%). Từ nguồn kinh phí hỗ trợ, các địa phương, đơn vị đã huy động được trên 185,272 tỷ đồng (gấp 4,97 lần nguồn kinh phí hỗ trợ), với trên 9.678 tổ chức và cá nhân tham gia (bình quân 32,4 tổ chức, cá nhân tham gia/01 mô hình).

   Nhiều mô hình đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, như mô hình: trồng cây dược liệu kết hợp cây ăn quả ở xã Hoằng Quang (thành phố Thanh Hóa), trồng rau mầm ở xã Quảng Đại (TP Sầm Sơn), sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cây trồng vụ đông ở xã Nga Thiện (Nga Sơn), sản xuất hoa trong nhà lưới ở xã Liên Lộc (Hậu Lộc), nuôi tôm thẻ chân trắng trên nền cát có phủ bạt tại xã Hoằng Hà (Hoằng Hóa), trồng dược liệu ở xã Thiệu Lý (Thiệu Hóa), trồng ngô biến đổi gen ở xã Định Hải, Yên Trường (Yên Định), trồng nấm linh chi ở xã Nông Trường (Triệu Sơn)...

    Bên cạnh đó, nhiều địa phương đã lựa chọn mô hình theo hướng, đưa cơ giới hóa đồng bộ vào sản xuất nông nghiệp và triển khai nhân rộng trên địa bàn, qua đó thay đổi tập quán canh tác, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân nông thôn, như mô hình cơ giới hóa đồng bộ ở các xã: Phong Lộc (Hậu Lộc), Cẩm Ngọc, Cẩm Giang, Cẩm Tân, Cẩm Yên (Cẩm Thủy); sản xuất mạ khay ở Xuân Lập, Xuân Trường, Xuân Lam, Xuân Lai (Thọ Xuân); sản xuất mạ khay, máy cấy tại Cán Khê, Yên Thọ, Mậu Lâm, Phượng Nghi (Như Thanh).

    Việc liên kết sản xuất, lồng ghép các nguồn vốn đã được quan tâm, điển hình như mô hình: cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp tại Hà Sơn, Hà Toại, Hà Thái, Hà Lai; trồng rau an toàn ở Nga Yên, Nga Thành (Nga Sơn); tích tụ ruộng đất để tổ chức sản xuất ở Thiệu Hợp (Thiệu Hóa); mô hình hợp tác xã (HTX) kiểu mới gắn với chuỗi giá trị sản phẩm (rau, củ, quả) cho 5 HTX: HTX  dịch vụ nông nghiệp Nga Yên (Nga Sơn); HTX cơ giới hóa đồng bộ Đông Tiến (Đông Sơn); HTX nông sản hữu cơ Trúc Phương (Như Thanh); HTX DVNN Hoàng Giang (Nông Cống); HTX DV&NT Thủy sản Quảng Chính (Quảng Xương) do Liên minh HTX thực hiện, đã bước đầu tạo điểm sáng trong việc liên kết chuỗi giá trị sản phẩm, phát huy lợi thế của từng loại hình HTX trong chuỗi liên kết, sản xuất, thu gom, tiêu thụ sản phẩm của các thành viên liên hiệp, quảng bá sản phẩm, đưa sản phẩm đến thị trường trong và ngoài tỉnh.

   Từ năm 2012 đến nay, hàng năm UBND tỉnh bố trí vốn hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã xây dựng NTM với mức từ 24 đến gần 120triệu đồng/xã/năm (ưu tiên các xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn) và giao UBND huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị cấp tỉnh lựa chọn các mô hình theo hướng tập trung, không dàn trải gắn với đề án tái cơ cấu của ngành Nông nghiệp để thực hiện hiệu quả. Nhờ làm tốt khâu chọn điểm, chọn hộ và chọn mô hình thực hiện, nên người dân tiếp cận tiến bộ kỹ thuật, từng bước thay đổi phương thức theo hướng chuyển từ sản xuất nhỏ lẻ sang hàng hoá tập trung, gắn với bao tiêu sản phẩm. Vì vậy, các xã đạt chuẩn NTM giai đoạn 2012-2017 hiện có thu nhập bình quân đầu người từ 30-35triệu đồng/năm.

    Tuy nhiên, việc hỗ trợ và thực hiện các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất vẫn còn hạn chế, thiếu bền vững. Điển hình là tình trạng chia nhỏ vốn để thực hiện cùng lúc nhiều mô hình. Theo định hướng của tỉnh, các địa phương chỉ nên chọn một số mô hình hỗ trợ sản xuất phù hợp với điều kiện địa phương, nhu cầu thị trường. Tuy nhiên, hầu hết các địa phương lại “rập khuôn”, thực hiện mô hình dàn trải ở các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi  và thủy sản đơn giản, chưa đầu tư áp dụng kỹ thuật và ứng dụng công nghệ cao, nên dù hiệu quả, mô hình cũng chưa đảm bảo tính bền vững.

    Nguyên nhân một phần là do việc phân bổ nguồn vốn hỗ trợ còn chậm, nhiều địa phương lại thiếu quy hoạch sản xuất cụ thể, chưa xác định được sản phẩm chủ lực để có hướng đầu tư cũng như bị động trong việc lựa chọn, bố trí danh mục mô hình thực hiện. Hơn nữa, chính quyền một số địa phương thực hiện dàn trải, nên mới rơi vào cảnh “hết vốn hỗ trợ là mô hình cũng hết”. Khắc phục tình trạng trên, UBND tỉnh nên phê duyệt danh mục dự án hỗ trợ phát triển sản xuất ưu tiên thực hiện giai đoạn 2018-2020 trên cơ sở đề xuất của các địa phương và rà soát của các ban, ngành cấp tỉnh; không phân bổ vốn hỗ trợ phát triển sản xuất theo hướng đồng đều, dàn trải mà ưu tiên cho những địa phương mạnh dạn đầu tư thực hiện những mô hình hiệu quả theo chuỗi giá trị, gắn với áp dụng tiến bộ kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm.

    Đối với các địa phương, cần nghiên cứu kỹ các nội dung và triển khai thực hiện Quyết định số 4781/QĐ-BNN-VPĐP ngày 21/11/2017 của Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành sổ tay hướng dẫn phát triển sản xuất Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2016-2020 đến các đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan,để lựa chọn danh mục dự án thực hiện giai đoạn 2018-2020 báo cáo UBND tỉnh.Căn cứ để đánh giá, lựa chọn các dự án đó là, thực trạng và điều kiện về sản xuất, đặc biệt là về định hướng cơ cấu lại ngành nông nghiệp; khả năng về tổ chức sản xuất và tiềm năng của sản phẩm; tiềm năng về thị trường, khả năng về hiệu quả kinh tế, nâng cao thu nhập; khả năng và năng lực của tác nhân thị trường; mức độ tác động đến môi trường, sức khỏe con người;lựa chọn các mô hình cần quan tâm đến vấn đề liên kết các khâu từ đầu vào, sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm để đảm bảo tính bền vững của các mô hình./.

Nguồn tin: Hỗ trợ phát triển sản xuất và ngành nghề nông thôn trong xây dựng nông thôn mới
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 10416


Theo dòng sự kiện:
 Công nhân, viên chức, lao động ngành Nông nghiệp và PTNT với phong trào thi đua phát triển kinh tế nông nghiệp từ mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao (19/10/22)
 PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI (NTM) TỈNH THANH HÓA, TRONG PHONG TRÀO THI ĐUA TRIỂN KHAI, THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỖI XÃ MỘT SẢN PHẨM (OCOP) (16/05/22)
 Diện mạo mới ở xã nông thôn mới nâng cao Ngọc Phụng (14/03/22)
 Lễ ra quân sản xuất đầu năm, tết trồng cây xuân Nhâm Dần 2022 (09/02/22)
 Nỗ lực xây dựng nông thôn mới ở bản Đông Ban (23/12/21)
 Yên Định xứng đáng là huyện nông thôn mới đầu tiên của tỉnh (27/08/19)
 TP Thanh Hóa phấn đấu hoàn thành xây dựng nông thôn mới (27/08/19)
 Xã Vĩnh Ninh đón bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM (27/08/19)
 Thọ Xuân tập trung xây dựng huyện nông thôn mới (27/08/19)
 Huyện Hoằng Hóa: 40 xã đạt chuẩn nông thôn mới (24/08/19)


Các tin khác:
 Công nhận huyện Đông Sơn đạt chuẩn nông thôn mới (22/08/2019)
 Thẩm định, công nhận đạt chuẩn nông thôn mới cho 2 xã của huyện Thường Xuân (20/08/2019)
 Công nhận huyện Đông Sơn đạt chuẩn nông thôn mới (19/08/2019)
 Huyện Vĩnh Lộc tổng kết 10 năm xây dựng nông thôn mới (19/08/2019)
 Huyện Quảng Xương lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện đạt kết quả cao chương trình xây dựng nông thôn mới (16/08/2019)
 Huyện Quan Hóa: Huy động gần 2.000 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới (15/08/2019)
 Thẩm định đạt chuẩn Nông thôn mới cho 4 xã huyện Triệu Sơn (15/08/2019)
 Thẩm tra huyện đạt chuẩn nông thôn mới tại huyện Vĩnh Lộc (14/08/2019)
 Thẩm định, xét đạt chuẩn nông thôn mới cho Xã Quang Trung (Bỉm Sơn) (13/08/2019)
 Xã Kiên Thọ huy động hơn 254 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới (13/08/2019)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang