Số lượt truy cập
Hôm nay 27158
Hôm qua 58866
Tuần này 190728
Tháng này 3228554
Tất cả 193024138
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ ba, 20/08/2013
Một số kết quả bước đầu thực hiện dự án KHCN xây dựng mô hình “Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, xây dựng mô hình trồng cỏ, chăn nuôi bò sinh sản bán chăn thả tại huyện Mường Lát”

Chăn nuôi trên địa bàn huyện Mường Lát hiện nay vẫn còn giữ phong tục thả rông, không có chuồng nuôi nhốt, tình trạng chết rét, chết do dịch bệnh thường xẩy ra, hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi rất thấp; bên cạnh đó, diện tích lúa nước rất ít, sản xuất lúa nương, ngô đồi, sắn lại phụ thuộc vào thiên nhiên là chủ yếu, thời tiết khô hạn, đất đai sói mòn, bạc màu, sâu bệnh phát triển, hiệu quả thấp.

Thực hiện Quyết định số 2772/QĐ-UBND ngày 24/8/2011 của Chủ tịch UBND tỉnh về phê duyệt kế hoạch phát triển sản xuất lâm, nông nghiệp nhằm mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững huyện Mường lát giai đoạn 2011-2015. Bình quân, mỗi năm huyện Mường Lát phải trồng mới gần 5.000 ha rừng sản xuất; năm 2012, đã trồng được 2.456 ha; năm 2013 đang trồng 4.000 ha.

Tuy nhiên, sau 02 năm thực hiện công tác trồng rừng, đang đặt ra những bất cập trong phát triển trồng rừng và chăn nuôi theo phương thức thả rông lâu nay. Một số hộ gia đình chăn nuôi gia súc thả rông ngoài rừng, ảnh hưởng rất lớn đến công tác bảo vệ rừng trồng của các hộ trồng rừng.

Trong thực tế, nhiều địa phương trên địa bàn miền núi của tỉnh việc ứng dụng các tiến bộ khoa học về trồng cỏ, chăn nuôi bò hàng hóa, xây dựng các mô hình gia trại, trang trại chăn nuôi bò đã và đang phát triển ngày càng nhiều, hiệu quả kinh tế mang lại rất cao, đã góp phần xóa đói, giảm nghèo, vươn tới làm giàu chính đáng.

Nhằm nâng cao nhận thức cho nhân dân các dân tộc huyện Mường Lát trong ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trồng cỏ chăn nuôi bò gắn với phát triển rừng, đã được các cấp ủy, chính quyền huyện Mường Lát xác định là một hướng đi chủ yếu trong phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo ở huyện; phát huy được lợi thế vùng núi đất rộng, người thưa, mật độ dân số khoảng 42 người/km2; trồng rừng và trồng cỏ cho phát triển chăn nuôi gia súc là tiềm năng, thế mạnh hiện nay.

Chuyển đổi dần phương thức chăn nuôi nhỏ lẽ (thả rông) sang phương thức chăn nuôi có kiểm soát bằng hình thức bán chăn thả của hộ gia đình, cùngvới phát triển trồng rừng, tận dụng trồng xen cỏ và trồng cỏ trên các diện tích đất khác chủ động thức ăn cho đàn gia súc vào mùa khô, mùa rét, đang là một bước đi, quá trình chuyển đổi nhận thức của nhân dân các dân tộc vùng núi huyện Mường Lát. 

Xuất phát từ thực tế trên, Ban chỉ đạo phát triển KT-XH huyện Mường Lát được chủ tịch UBND tỉnh và Giám đốc Sở Khoa học công nghệ tỉnh giao triển khai thực hiện Dự án KHCN xây dựng mô hình “Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, xây dựng mô hình trồng cỏ, chăn nuôi bò sinh sản bán chăn thả tại huyện Mường Lát”, thời gian từ tháng 9/2012 đến tháng 9/2014 (02 năm), với mục tiêu giúp cho các hộ gia đình chăn nuôi dần thay đổi nhận thức, chuyển đổi phương thức chăn nuôi lạc hậu hiệu quả thấp và đây cũng là một giải pháp cơ bản thực hiện các Quyết định: 2772/QĐ-UBND; 3242/QĐ-UBND;1897/QĐ-UBNDcủa UBND tỉnh về chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông, lâm nghiệp trên địa bàn huyện Mường Lát, đến năm 2015, phát triển trồng được 648 ha cỏ để làm cơ sở cho phát triển đàn bòtừ 9.342 con lên 12.000 con vào năm 2015.

Từ tháng 9/2012 đến nay, tuy thời gian chưa nhiều, điều kiện nguồn vốn sự nghiệp khoa học cấp còn chậm, kinh phí chỉ đáp ứng được những nhiệm vụ chủ yếu, nhưng với tinh thần chủ động, vận động các hộ tham gia mô hình…; Ban quản lý dự án đã tổ chức triển khai và thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ khoa học đã đề ra, cụ thể:

- Thành lập và phân công các thành viên trong Ban quản lý dự án; lựa chọn 06 hộ gia đình tham gia thực hiện mô hình tại 03 xã (Tén Tằn, Nhi Sơn, Trung Lý).

- Tổ chức 03 lớp tập huấn kỹ thuật trồng cỏ, chăn nuôi bò sinh sản cho 250 học viên là khuyến nông viên, trưởng bản và các hộ nông dân trên địa bàn;

- Tuyển chọn được 47 bò cái nền đạt tiêu chuẩn tại 06 hộ tham gia dự án; vận động 06 hộ xây dựng được 06 chuồng nuôi bán kiên cố đảm bảo vệ sinh, thoáng mát vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông với diện tích 40m2/chuồng;

- Mua giống cỏ VA06 trồng được 3,6ha (0,6ha/hộ) theo đúng yêu cầu kỹ thuật; đã mua và cấp cho 06 hộ tham gia 10 bò cái lai (có 25% máu Brahmam) và 03 bò đực giống Brahmam (50% máu Brahmam); đang tiến hành mua 06 máy băm thái cỏ cấp cho 6 hộ trong chế biến thức ăn cho đàn bò;

- Thường xuyên theo dõi, cập nhật các chỉ tiêu theo dõi về năng suất cỏ VA06, tình trạng đàn bò, chu kỳ động dục, cho phối, tiêm phòng và tẩy giun sán cho đàn bò. Đến nay, đã có khoảng 24 con bò có chửa, nghi có chửa, dự kiến sau 7 - 9 tháng tới sẽ đẻ. Năng suất cỏ thu hoạch 03 đợt đã đạt gần 150 tấn/ha, đủ cho đàn bò của hộ gia đình ăn từ tháng 3 đến nay.

Thời gian tới, Ban quản lý dự án, đang tập trung chỉ đạo, hướng dẫn 06 hộ gia đình tham gia mô hình thực hiện kỹ thuật chăm sóc đàn bò cái có chửa, kỹ thuật chế biến, dự trữ cỏ, rơm rạ cho đàn bò ăn trong mùa đông, tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh LMLM, THT, tẩy giun sán… Tăng cường công tác theo dõi, nghi chép, các chỉ tiêu đã đề ra, nghi hình, tổng hợp các dữ liệu phục vụ cho nhiệm vụ xây dựng mô hình, tuyên truyền tập huấn các kỹ thuật chăn nuôi cho các hộ gia đình trong vùng dự án; khuyến cáo các hộ gia đình khác tham quan mô hình./.

Một số hình ảnh:

Nguồn tin: Đoàn chỉ đạo & phát triển KT-XH huyện Mường Lát
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 52822


Theo dòng sự kiện:
 Triển khai kế hoạch tổ chức Hội thi Sáng tạo kỹ thuật Thanh Hóa lần thứ 13 (2022-2023) (02/02/23)
 Agribank Bắc Thanh Hóa hỗ trợ nông dân, doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn (02/12/22)
 Nông thôn mới thông minh - bước tiến và những thách thức ban đầu (28/11/22)
 Hướng dẫn, hỗ trợ đưa các doanh nghiệp, hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử Postmart.vn (28/11/22)
 Thúc đẩy chuyển đổi số trong nông nghiệp (28/11/22)
 Lan tỏa chuyển đổi số ở HTX để phát triển kinh tế tập thể (28/11/22)
 Phối hợp hỗ trợ nông dân chuyển đổi số (17/04/22)
 Nhiều giải pháp đưa khoa học - công nghệ vào sản xuất nông nghiệp tại huyện Bá Thước (14/03/22)
 Bưu điện Việt Nam và Hội Nông dân Việt Nam hợp tác hỗ trợ nông dân chuyển đổi số (09/03/22)
 Hội nghị triển khai các nội dung hợp tác trong lĩnh vực chuyển đổi số ngành Nông nghiệp tại VNPT Thanh Hóa (03/03/22)


Các tin khác:
 Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT tham gia đoàn công tác kiểm tra tình hình sản xuất (11/02/2022)
 Lễ ra quân sản xuất đầu năm, tết trồng cây xuân Nhâm Dần 2022 (09/02/2022)
 Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Thanh Hóa đi kiểm tra, chỉ đạo sản xuất tại các huyện Yên Định và Hậu Lộc (09/02/2022)
 Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT thăm, gặp mặt đầu xuân tại Chi cục Kiểm lâm Thanh Hóa (08/02/2022)
 Đồng chí Lê Đức Giang - Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng đoàn công tác gặp mặt đầu xuân tại Sở Nông nghiệp và PTNT (07/02/2022)
 Thông báo tuyển dụng viên chức cho các đơn vị thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa năm 2021 (18/01/2022)
 "Tết sum vầy - Xuân bình an" cho đoàn viên, người lao động (13/01/2022)
 Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng kết công tác năm 2021, triển khai kế hoạch năm 2022 (10/01/2022)
 Tìm hiểu Bác Hồ với Thanh Hóa, Thanh Hóa làm theo lời Bác (07/01/2022)
 Năm 2022, Thanh Hoá phấn đấu trồng mới 1.000 ha cây gai xanh nguyên liệu (28/12/2021)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang