Số lượt truy cập
Hôm nay 48666
Hôm qua 39190
Tuần này 153370
Tháng này 3191196
Tất cả 192986780
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ hai, 18/07/2022
Như Thanh tập trung lãnh đạo phát triển vùng nguyên liệu cây gai xanh

Huyện Như Thanh hiện trồng 10,5 ha cây gai xanh liên kết với Nhà máy Sản xuất sợi dệt An Phước. Theo kế hoạch tỉnh giao đến năm 2025, diện tích vùng nguyên liệu cây gai xanh trên địa bàn huyện đạt 118,4 ha, năng suất bình quân đạt 110 tấn gai tươi/ha/năm (tương đương với 3,9 tấn vỏ khô/ha/năm)

Lãnh đạo huyện Như Thanh khảo sát mô hình trồng cây gai xanh trên địa bàn huyện

Trong đó, dự kiến năng suất cây gai trồng trên đất màu, đất lúa, đất trồng cây lâu năm đạt 115 tấn gai tươi/ha (tương đương với 4,1 tấn vỏ khô/ha/năm); trên đất đồi đạt 105 tấn gai tươi/ha/năm (tương đương với 3,75 tấn vỏ khô/ha/năm). Ngoài ra, các xã, thị trấn căn cứ vào quỹ đất và nhu cầu thực tế, tiếp tục tuyên truyền, vận động cho Nhân dân phát triển diện tích cây gai xanh nguyên liệu giai đoạn 2022-2025. Phấn đấu giai đoạn 2026-2030, diện tích vùng nguyên liệu cây gai xanh tăng thêm 121,4 ha.

Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Như Thanh Lương Hồng Sỹ, cho biết: Để đạt mục tiêu đề ra, huyện Như Thanh tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tuyên truyền sâu rộng trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân về chủ trương, chính sách, ý nghĩa, mục tiêu và hiệu quả của việc phát triển cây gai xanh. Đồng thời, thành lập ban chỉ đạo phát triển cây gai từ huyện đến xã; phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, lấy kết quả sản xuất cây gai xanh theo chỉ tiêu kế hoạch đề ra là một tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ trên lĩnh vực phát triển nông nghiệp. Nâng cao hiệu lực chỉ đạo điều hành của các cấp ủy đảng, chính quyền trong xây dựng và triển khai thực hiện có hiệu quả phương án, kế hoạch phát triển cây gai xanh hàng năm và từng vụ. Cùng với đó, định kỳ tổ chức các hội nghị giữa UBND, Ban chỉ đạo huyện, UBND các xã và công ty để trao đổi những khó khăn, vướng mắc và có giải pháp tháo gỡ kịp thời. Tăng cường đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch phát triển cây gai xanh; chấn chỉnh, phê bình những đơn vị lơ là, thiếu quan tâm; biểu dương những đơn vị, cá nhân có thành tích phát triển, mở rộng diện tích trồng mới cây gai xanh; giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện, đảm bảo hài hòa lợi ích, chia sẻ rủi ro.

Đồng thời, chỉ đạo các địa phương rà soát xác định quỹ đất, xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện tốt kế hoạch phát triển cây gai xanh. Tiếp tục thực hiện dồn điền, đổi thửa, tích tụ tập trung đất đai theo các hình thức cho thuê, chuyển nhượng, góp ruộng, liên kết để hình thành vùng sản xuất cây gai xanh quy mô lớn, thâm canh đồng bộ cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao. Ký kết hợp đồng sản xuất nguyên liệu, tổ chức giải phóng đất, tập huấn và cung ứng giống, phân bón kịp thời, tổ chức sản xuất có hiệu quả.

Cấp ủy, chính quyền các cấp tăng cường chỉ đạo, giám sát việc thực hiện ký kết hợp đồng giữa công ty, HTX, tổ hợp tác và người trồng cây gai xanh; xây dựng phương thức thu mua, bảo đảm an toàn, hài hòa lợi ích giữa người trồng gai và công ty. Đổi mới, phát triển các hình thức tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị. Các đơn vị phát huy vai trò của các HTX dịch vụ nông nghiệp, trưởng thôn, các chủ hộ có diện tích cây gai xanh lớn, thành lập và phát triển các mô hình quản lý, quản trị trong sản xuất cây gai xanh phù hợp như hình thành các tổ, nhóm, HTX trồng gai để ký hợp đồng sản xuất nguyên liệu với công ty ngay từ đầu vụ. Từ đó tiếp nhận và chuyển giao khoa học - kỹ thuật, tiếp nhận nguồn đầu tư, thanh toán, tổ chức thu hoạch và phơi sấy nhanh gọn, tập trung. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ trong sản xuất gai xanh. Tổ chức tập huấn, hướng dẫn quy trình kỹ thuật trong trồng và chăm sóc cây gai xanh. Xây dựng các mô hình điểm trồng cây gai xanh, tăng cường ứng dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh gai cho năng suất và hiệu quả cao, làm cơ sở tổng kết và nhân rộng trong các năm tiếp theo. Huy động các nguồn lực cho phát triển cây gai xanh. Cùng với đó, vận dụng, lồng ghép, triển khai thực hiện đúng quy định, có hiệu quả các cơ chế, chính sách phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới của Trung ương, của tỉnh, huyện và các địa phương; đồng thời huy động nguồn lực hợp pháp từ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân để thực hiện việc cải tạo nâng cấp hạ tầng vùng nguyên liệu cây gai xanh. Quan tâm đầu tư hệ thống đường giao thông, hệ thống tưới tiêu, cải tạo đất đai, san phẳng mặt ruộng, từ đó hình thành các vùng sản xuất tập trung có điều kiện ứng dụng khoa học - công nghệ.

Cùng với các giải pháp trên, UBND huyện Như Thanh cũng đã giao nhiệm vụ cụ thể cho các ngành, các xã, thị trấn, phấn đấu đạt và vượt chỉ tiêu về phát triển vùng nguyên liệu cây gai xanh, góp phần thực hiện hiệu quả mục tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững.

Nguồn tin: Báo Thanh Hóa,   Tác giả: Quốc Hương
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 19913


Theo dòng sự kiện:
 Phát triển cây trồng vụ đông theo hướng an toàn thực phẩm (07/11/22)
 Bộ Trưởng Bộ Nông nghiệp Cu Ba tham quan, trao đổi kinh nghiệm với Nhà máy chế biến tinh bộ sắn Phúc Thịnh (03/10/22)
 Thiệu Hóa chuẩn bị các điều kiện sản xuất vụ đông (07/09/22)
 Phát triển vùng lúa thâm canh năng suất, chất lượng cao ở khu vực miền núi (16/08/22)
 Đồng chí Cao Văn Cường, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT đi kiểm tra công tác phát triển cây gai nguyên liệu năm 2022 và các năm tiếp theo trên địa bàn huyện Như Thanh và Nông Cống (25/07/22)
 Hội thảo xác định thích nghi, xây dựng phương án chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên địa bàn huyện Thạch Thành (15/04/22)
 Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT tham gia đoàn công tác kiểm tra tình hình sản xuất (11/02/22)
 Phạm vi phân bố và mức độ gây hại của bệnh khảm lá sắn tại Thanh Hóa (26/12/21)
 Giải pháp phát triển bền vững cây sắn trên địa bàn Thanh Hóa (23/12/21)
 Hội nghị Triển khai Quyết định số 2933/QĐ-UBND ngày 09/9/2014 của Chủ tịch UBND tỉnh về phê duyệt kinh phí hỗ trợ mua giống ngô, khoai tây gieo trồng vụ Đông 2014-2015 (17/09/14)


Các tin khác:
 Sở Nông nghiệp PTNT: Nghiệm thu Đề tài cấp cơ sở “Nghiên cứu đặc điểm hình thái, quy luật phát sinh, phát triển và biện pháp phòng trừ tổng hợp sâu Bọ que hại luồng tại tỉnh Thanh Hoá” (28/06/2013)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang