Số lượt truy cập
Hôm nay 26032
Hôm qua 39190
Tuần này 130736
Tháng này 3168562
Tất cả 192964146
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ năm, 01/07/2021
Khống chế dịch bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò

Xuất hiện trên địa bàn tỉnh từ đầu tháng 2-2021, dịch bệnh viêm da nổi cục (VDNC) trên trâu, bò đã bùng phát, lây lan nhanh tại 25 địa phương trên địa bàn tỉnh. Đến nay, sau hơn 4 tháng tập trung nguồn lực để phòng, chống dịch bệnh VDNC trên trâu, bò đã cơ bản được khống chế và kiểm soát.

Yên Định là một trong những địa phương có số lượng trâu, bò mắc bệnh VDNC lớn. Từ ngày 8-3-2021, ổ dịch đầu tiên đã xuất hiện ở xã Yên Lâm, tại 6 hộ chăn nuôi làm 7 con trâu, bò mắc bệnh và sau đó đã lây lan rộng ra 786 hộ tại 73 thôn, thuộc 14/26 xã, thị trấn trên địa bàn huyện; làm 1.063 con trâu, bò nhiễm bệnh và buộc phải tiêu hủy 278 con trâu, bò nhiễm bệnh nặng. Ông Nguyễn Văn Hiếu, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND huyện cho biết: Ngay sau khi nhận được tin báo của người dân, UBND huyện Yên Định đã tích cực, chủ động thực hiện các biện pháp khống chế, kiểm soát dịch bệnh, ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các xã, thị trấn thực hiện quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh. Đồng thời, đề nghị các xã có dịch thành lập tổ công tác phòng, chống dịch để điều tra tổng đàn, nắm bắt tình hình dịch bệnh; tổ chức tuyên truyền để người chăn nuôi hiểu rõ mức độ nguy hiểm và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo đúng quy định. Bên cạnh đó, cấp phát 2.634 lít hóa chất, 25.400 tấn vôi bột cho các xã, thị trấn thực hiện phun tiêu độc, khử trùng, sát trùng khu vực chăn nuôi, chuồng trại, đường làng, bãi chăn thả; diệt côn trùng, ve, mòng,... tại các vùng có dịch và nghi bị nhiễm bệnh. Ngoài ra, UBND huyện còn thành lập 23 chốt kiểm soát dịch bệnh VDNC và thực hiện tiêm phòng hơn 10.454 liều vắc-xin để bao vây, khống chế dịch bệnh. Sau hơn 2 tháng quyết liệt thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, tính đến ngày 14-5, những trường hợp trâu, bò cuối cùng bị nhiễm bệnh VDNC tại xã Định Công đã được chữa khỏi. Đồng thời, sau 30 ngày trên địa bàn huyện đã không ghi nhận thêm trường hợp trâu, bò nhiễm bệnh mới; đàn trâu, bò của địa phương được bảo toàn, phát triển ổn định. Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh đã thẩm định, có văn bản chấp thuận công bố hết dịch đối với bệnh VDNC trên địa bàn huyện Yên Định. Đây là địa phương thứ 2 trên địa bàn tỉnh khống chế và công bố hết dịch VDNC trên trâu, bò.

Cán bộ thú y Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Yên Định hướng dẫn người dân cách chăm sóc trâu, bò mắc bệnh.

Trước những thiệt hại mà bệnh VDNC gây ra, xác định đây là một loại dịch bệnh nguy hiểm có mức độ lây lan nhanh, ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và đời sống của người dân, nên khi bệnh mới xuất hiện tại Việt Nam từ tháng 10-2020, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã có văn bản chỉ đạo, đưa ra những kế hoạch để sẵn sàng triển khai khi có dịch. Chính vì vậy, đến tháng 2-2021, khi xuất hiện ổ dịch VDNC đầu tiên trên địa bàn tỉnh, ban chỉ đạo đã nhanh chóng tổ chức họp phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng đơn vị, địa bàn phụ trách và làm việc trực tiếp với các địa phương trên địa bàn tỉnh để đưa ra các biện pháp phòng, chống dịch bệnh kịp thời. Trong đó, chú trọng thực hiện một số biện pháp, như: Cách ly toàn bộ gia súc chưa có biểu hiện của bệnh; đồng thời, thực hiện việc nuôi nhốt gia súc tại các khu vực có bệnh hoặc nghi mắc bệnh... Hướng dẫn các hộ chăn nuôi trâu, bò tăng cường áp dụng các biện pháp phòng dịch, như: Vệ sinh chuồng trại, tổ chức phun tiêu độc, khử trùng, diệt các loại côn trùng, ve, mòng,... tại khu vực chăn nuôi, bãi chăn thả tại các vùng có dịch và nghị bị nhiễm bệnh... Tổ chức tiêm phòng bao vây vắc-xin VDNC cho trâu, bò. Đến nay, tổng số trâu, bò đã được tiêm vắc-xin VDNC trên địa bàn tỉnh là 251.647 con, đạt 98,15% diện tiêm. Theo đánh giá của Chi cục Thú y vùng 3, Thanh Hóa là một trong những địa phương tiêm phòng vắc-xin VDNC đạt tỷ lệ cao nhất cả nước. Bên cạnh đó, tỉnh đã thành lập các chốt kiểm soát, tổ kiểm soát lưu động trên các tuyến giao thông ra vào địa bàn 24/24 giờ, nhằm ngăn chặn không đưa trâu bò, sản phẩm trâu, bò ra ngoài vùng dịch; thực hiện ký cam kết giữa người chăn nuôi với chính quyền các địa phương không bán chạy, không giết mổ, vứt xác gia súc chết, gia súc bệnh ra môi trường... Đến nay, sau hơn 4 tháng quyết liệt thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, trên địa bàn tỉnh có 97 xã của 23 huyện đã công bố hết dịch; trong đó, có hai huyện Mường Lát, Yên Định dịch đã được khống chế hoàn toàn và công bố hết dịch bệnh VDNC.

Mặc dù đây là tín hiệu vui trong công tác phòng, chống dịch bệnh VDNC trên địa bàn tỉnh; tuy nhiên, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh vẫn khuyến cáo các địa phương không được chủ quan lơ là mà vẫn phải tích cực thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo đúng quy định. Trong đó, tăng cường công tác vệ sinh chuồng trại, phun tiêu độc, khử trùng; thực hiện nuôi nhốt trâu, bò nhằm tránh các nguy cơ lây lan dịch bệnh; tổ chức tiêm phòng vắc-xin VDNC cho đàn trâu, bò, nhất là đàn bê, nghé đến tuổi để hạn chế lây lan dịch bệnh, nhằm giảm thiểu tối đa thiệt hại do dịch bệnh gây ra.

Nguồn tin: Báo Thanh Hóa
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 24985


Các tin khác:
 Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi (25/06/2021)
 Bảo vệ cây trồng, vật nuôi mùa nắng nóng (23/06/2021)
 Phát triển chăn nuôi theo hướng bền vững: Tổ chức sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị (07/06/2021)
 Phát triển chăn nuôi theo hướng bền vững: Cơ chế, chính sách khuyến khích - động lực để phát triển chăn nuôi (05/06/2021)
 Chăn nuôi an toàn sinh học vượt qua “bão” dịch bệnh (11/05/2021)
 Phát triển chăn nuôi đại gia súc ở Như Xuân (10/05/2021)
 Tỷ lệ tiêm phòng vắc-xin viêm da nổi cục trên trâu, bò đạt hơn 96% (06/05/2021)
 Phát triển chăn nuôi theo hướng tập trung, quy mô lớn (29/04/2021)
 Thanh tra, kiểm tra chấp hành quy định trong sản xuất kinh doanh thức ăn chăn nuôi năm 2021 (22/04/2021)
 Thanh Hóa nỗ lực ngăn chặn dịch bệnh viên da nổi cục trên trâu bò (22/04/2021)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang