Số lượt truy cập
Hôm nay 14098
Hôm qua 58866
Tuần này 177668
Tháng này 3215494
Tất cả 193011078
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ năm, 15/04/2021
Bệnh thán thư trên cà chua và biện pháp phòng trừ

1. Nguyên nhân:

Bệnh do nấm Collectotrichum phomoides  Sacc.) Chester. Roger gây ra. Bào tử đơn bào, hơi cong hay hình trụ, hai đầu tròn, không màu.

2. Triệu chứng:

Bệnh có thể hại trên thân, lá, quả và hạt, nhưng chủ yếu hại trên quả vào giai đoạn chín. Vết bệnh ban đầu là một đốm nhỏ, hơi lõm, ướt bề mặt vỏ quả, sau 2-3 ngày kích thước vết bệnh có thể lên tới 1cm đường kính. Vết bệnh thường hình tròn, đặc trưng của vết bệnh là dạng lõm, phân ranh giới giữa mô bệnh là một đường màu đen chạy dọc theo vết bệnh. Trên bề mặt vết bệnh có những chấm nhỏ là đĩa cành của nấm gây bệnh. Các vết bệnh có thể liên kết với nhau làm quả bị thối, vỏ khô có màu trắng vàng bẩn. Nấm có thể gây hại trên các chồi non, gây hiện tượng thối ngọn, chồi bị hại có màu nâu đen, bệnh có thể phát triển nặng làm cây bị chết dần hoặc cây bệnh có quả ở từng phần nhưng quả ít, chất lượng kém.

Triệu chứng bệnh thán thư trên lá cà chua

3. Đặc điểm phát sinh:

Bệnh thường gây hại nặng trong mùa mưa hoặc trong ruộng tưới nhiều nước, độ ẩm không khí cao.

4. Biện pháp phòng chống:

Giống: Chọn giống ít nhiễm bệnh, trổng thưa và làm giàn chống để tạo sự thoáng khí cho cây.

Biện pháp canh tác: Thu gom tiêu hủy các quả bị bệnh.

Biện pháp hóa học:

- Dùng các loại thuốc được phép sử dụng, theo nồng độ khuyến cáo và theo nguyên tắc 4 đúng (đúng thuốc, đúng thời điểm, đúng nồng độ và liều lượng, đúng cách).

- Khi phát hiện bệnh mới chớm nên phun một trong các loại thuốc sau: hoạt chất Azoxystrobin như Amista; hoạt chất Metomenostrobin như Ringo-L 20SC hoặc phun một trong các loại thuốc sau: Amistar 250SC, Plant 50WP, Antracol 70WP, Polyram 80DF, Daconil 500SC,…. Theo hướng dẫn sử dụng trên bao bì./.

Nguồn tin: Nguyễn Trọng Minh - TTKN Thanh Hóa
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 16427


Các tin khác:
 Sản xuất khoai tây chế biến vụ đông xuân đạt hiệu quả kinh tế cao tại huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa (15/04/2021)
 Hiệu quả kinh tế từ mô hình lúa - cá ở huyện Nông Cống (15/04/2021)
 Kết quả nhân rộng mô hình nuôi trồng thủy sản thích ứng với biến đổi khí hậu tại Thanh Hóa (15/04/2021)
 Bệnh viêm da nổi cục trên Trâu bò (24/03/2021)
 Bệnh bại huyết trên vịt - ngan (24/03/2021)
 Kỹ thuật tỉa thưa chuyển hóa rừng thông gỗ nhỏ sang gỗ lớn keo tai tượng. (23/03/2021)
 Chủ động phòng trừ bệnh đạo ôn hại lúa xuân. (08/03/2021)
 Mô hình chăn nuôi thỏ thịt bằng chuồng trại khép kín. (04/03/2021)
 Hiệu quả bước đầu từ mô hình ứng dụng đồng bộ TBKT trong trồng thâm canh cây quế đạt năng suất chất lượng cao tại xã Xuân Lẹ - Thường Xuân - Thanh Hóa.  (04/03/2021)
 Trung tâm dịch vụ nông nghiệp thực hiện “mô hình chuyển đổi đất lúa sang trồng Đào phai cánh kép góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế” tại xã Hợp Lý. (04/03/2021)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang