Số lượt truy cập
Hôm nay 28037
Hôm qua 39190
Tuần này 132741
Tháng này 3170567
Tất cả 192966151
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ tư, 03/06/2020
Thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả nuôi trồng thủy sản

Nhằm ứng phó kịp thời, hạn chế thấp nhất ảnh hưởng của thời tiết, các địa phương trong tỉnh đang tích cực thực hiện các giải pháp bảo vệ diện tích nuôi trồng thủy sản (NTTS), nâng cao hiệu quả sản xuất.

Theo báo cáo của Chi cục Thủy sản, đến hết tháng 5-2020, trên địa bàn tỉnh đã thả nuôi thủy sản vụ xuân hè được 13.603 ha thủy sản nước ngọt; 4.100 ha nước lợ và 1.313 ha nước mặn, chủ yếu ở các huyện Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Quảng Xương, Tĩnh Gia, Nông Cống... Theo dự báo thời tiết thủy văn khu vực Bắc Trung bộ, nhiệt độ không khí sẽ cao hơn so với trung bình nhiều năm từ 1-20C, từ tháng 5 đến tháng 7 là giai đoạn thời tiết biến động thất thường, nắng nóng xen kẽ mưa lớn làm cho các yếu tố môi trường, như: nhiệt độ, PH, độ mặn, độ kiềm... biến động lớn làm giảm sức khỏe và khả năng chống lại dịch bệnh của thủy sản nuôi..

Các hộ nuôi tôm thẻ chân trắng ở xã Hòa Lộc (Hậu Lộc) thường xuyên chạy quạt nước để tránh hiện tượng phân tầng nhiệt độ, tăng cường oxy trong mùa nắng nóng.

Anh Đào Xuân Đạt, chủ đồng nuôi tôm công nghiệp ở xã Hòa Lộc (Hậu Lộc), cho biết: Những ngày qua, thời tiết nắng nóng kéo dài kèm theo các đợt mưa giông, nhiệt độ thay đổi đột ngột đã làm giảm sức đề kháng của các loại thủy sản nuôi, nhất là tôm thẻ chân trắng, tạo điều kiện thuận lợi cho các loại dịch bệnh phát triển. Vì vậy, ngoài việc vệ sinh ao nuôi, chăm sóc tôm đúng quy trình kỹ thuật..., anh Đạt còn thường xuyên theo dõi, đo nhiệt độ PH trong ao nuôi để điều chỉnh mực nước, nhiệt độ cho phù hợp... Cho ăn với khẩu phần và chế độ ăn hợp lý theo kích cỡ và mật độ tôm nuôi, giảm 15-30% lượng thức ăn trong những ngày nắng nóng. Định kỳ 10-15 ngày/lần bổ sung Vitamin C, khoáng vi lượng. Sử dụng men tiêu hóa trộn vào thức ăn, thời gian mỗi đợt từ 5-7 ngày để tăng cường sức đề kháng, giúp tôm lột xác đồng loạt và nhanh cứng vỏ. Sử dụng các loại chế phẩm định kỳ 10-15 ngày/lần để xử lý nước và đáy ao nuôi, lượng dùng theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Duy trì mực nước trong ao tối thiểu từ 1,3-1,5m, nếu cần cấp nước bổ sung thì nước cấp phải được xử lý trước khi cấp. Đồng thời, chạy quạt nước để tránh hiện tượng phân tầng nhiệt độ, tăng cường oxy và giảm thiểu thiếu oxy cục bộ.

Để ứng phó kịp thời, nâng cao hiệu quả trong NTTS, hạn chế thấp nhất rủi ro xảy ra, ngành nông nghiệp và các địa phương trong tỉnh thường xuyên bám sát cơ sở, nắm bắt tiến độ sản xuất, tình hình dịch bệnh tại các khu vực NTTS; hướng dẫn người dân quy trình, kỹ thuật nuôi trồng an toàn, phòng chống nắng nóng và công tác quan trắc, cảnh báo môi trường... Đồng thời, khuyến cáo người dân không nên nuôi thủy sản tại những nơi nguồn nước không bảo đảm chất lượng. Đối với tôm công nghiệp, lựa chọn giống tôm có nguồn gốc rõ ràng, được kiểm dịch và có chất lượng tốt; chỉ thả giống khi nhiệt độ nước dưới 300C (sáng sớm hoặc chiều mát), mật độ thả dưới 80 con/m2. Thường xuyên kiểm tra, điều chỉnh và duy trì các yếu tố môi trường nằm trong khoảng thích hợp theo quy định và theo hướng dẫn của cán bộ chuyên môn. Quản lý chặt chẽ sự phát triển của tảo, nhất là trong thời gian nắng nóng. Khi tảo phát triển mạnh (màu nước xanh đậm) có thể dùng các biện pháp phù hợp để diệt tảo. Định kỳ 2 tuần/lần rải vôi xung quanh bờ ao để ngăn nước mưa mang phèn và chất bẩn từ trên bờ ao xuống, nhất là các ngày có mưa giông. Nâng cao mực nước ao nuôi để giảm biến động nhiệt độ nước, sau mưa có thể tháo bớt nước tầng mặt tránh cho tôm bị sốc do PH thay đổi đột ngột. Trong nuôi tôm quảng canh cải tiến tập trung gia cố bờ bao, cống để tăng khả năng giữ nước, bảo đảm mực nước từ 1m trở lên. Khuyến cáo người nuôi tuyệt đối không nên thả giống vào thời điểm thời tiết không thuận lợi. Những diện tích nuôi ngao ở các bãi triều của các huyện Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Quảng Xương... cần duy trì mật độ thả từ 180-200 con/m2, cỡ giống từ 400-600 con/kg. Các bãi ngao nuôi đã đạt cỡ thu hoạch cần khẩn trương thu hoạch tránh thiệt hại xảy ra khi điều kiện thời tiết không thuận lợi. Đối với diện tích ngao chưa đạt cỡ thu hoạch thì chủ động san thưa không để mật độ nuôi quá dày. Nếu phát hiện ngao chết phải thu gom, xử lý ngay để tránh lây lan ra diện rộng. Đối với NTTS nước ngọt duy trì mực nước trong ao nuôi từ 1,5-2m, tích cực tạo oxy cho ao nuôi bằng máy quạt nước, máy sục khí hoặc dùng máy bơm. Những nơi có điều kiện thay nước thì thay từ 15-20% lượng nước cũ và cấp thêm nước mới vào ao dưới dạng phun mưa vào sáng sớm. Thường xuyên theo dõi, quản lý môi trường ao nuôi, sớm phát hiện các biến động và điều chỉnh các yếu tố môi trường về ngưỡng thích hợp. Trong những ngày nắng nóng cần giảm lượng thức ăn từ 30-40% hoặc cắt bỏ bữa ăn vào buổi trưa, khẩu phần ăn cần bổ sung thêm các vitamin, khoáng chất... để tăng sức đề kháng cho thủy sản nuôi. Sử dụng chế phẩm vi sinh nhằm cải thiện chất lượng nước, hạn chế việc thay nước thường xuyên. Chủ động thu hoạch thủy sản nuôi đạt kích thước thương phẩm ngay sau khi thiếu nước, hạn hán xảy ra.

Nguồn tin: baothanhhoa.vn
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 22891


Các tin khác:
 Bài học về quản lý từ chợ cá trái phép trong Cảng Lạch Hới (01/06/2020)
 Nhiều khó khăn trong phát triển nuôi trồng thủy sản nước ngọt (28/05/2020)
 Phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng nâng cao hiệu quả kinh tế (21/05/2020)
 Khó kiểm soát tàu cá khai thác không đúng quy định (19/05/2020)
 Đa dạng đối tượng nuôi trồng thủy sản (19/05/2020)
 Hướng làm giàu cho người nuôi trồng thủy sản vùng triều Hậu Lộc (13/05/2020)
 Tập trung chăm sóc, phòng bệnh cho thủy sản vụ xuân hè (07/05/2020)
 Giá xăng dầu giảm sâu tiếp sức cho ngư dân Hải Bình đẩy mạnh vươn khơi khai thác thủy sản (23/04/2020)
 Quan trắc môi trường trong nuôi trồng thủy sản (18/04/2020)
 Tàu cá công suất lớn gặp khó khăn trong khai thác hải sản (18/04/2020)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang