Số lượt truy cập
Hôm nay 26991
Hôm qua 58866
Tuần này 190561
Tháng này 3228387
Tất cả 193023971
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ ba, 31/03/2020
Thực hiện tốt chính sách hỗ trợ góp phần phát triển bền vững rừng luồng

Hiệu quả của chính sách phát triển vùng luồng thâm canh của tỉnh đã cơ bản nâng cao nhận thức của các cấp chính quyền và người dân địa phương trong việc quản lý, bảo vệ, phát triển và khai thác bền vững rừng luồng.

Đến tháng 3-2020, Thanh Hóa có diện tích rừng luồng đạt khoảng 79.000 ha. Thu nhập từ cây luồng chiếm tới hơn 50% tổng thu nhập của người dân khu vực miền núi Thanh Hóa. Tuy nhiên, thực tế những năm trước đây tình trạng người dân khai thác măng và luồng tùy tiện, không chăm sóc theo quy trình kỹ thuật nên rừng luồng ở tỉnh ta bị thoái hóa nghiêm trọng, năng suất và chất lượng giảm sút. Chính vì vậy, các cấp, các ngành chức năng đã kiểm tra, rà soát, quy hoạch và triển khai thực hiện nhiều giải pháp phát triển rừng luồng theo hướng bền vững, hiệu quả.

Đồng chí Nguyễn Tuấn Hồng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm, cho biết: Thực hiện Nghị quyết số 151/2015/NQ-HĐND ngày 11-12-2015 của HĐND tỉnh về việc ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp Thanh Hóa giai đoạn 2016-2020, hàng năm Chi cục Lâm nghiệp (nay là Chi cục Kiểm lâm) đã tập trung chỉ đạo, đôn đốc các huyện thuộc quy hoạch vùng luồng thâm canh của tỉnh hoàn thành kế hoạch giao thâm canh, phục tráng rừng luồng đạt hiệu quả cao; phối hợp với các địa phương tuyên truyền đến người dân chính sách hỗ trợ phát triển luồng thâm canh, tập huấn kỹ thuật chăm sóc, bón phân... phục tráng luồng. Mục tiêu từ năm 2016-2020, các huyện vùng thâm canh luồng tập trung, gồm Quan Hóa, Quan Sơn, Lang Chánh, Bá Thước, Ngọc Lặc, Thường Xuân, Cẩm Thủy thực hiện phục tráng, thâm canh 12.980 ha rừng luồng; làm mới 59,3 km đường ô tô lâm nghiệp, mở 201 lớp tập huấn cho 11.527 người dân kỹ thuật chăm sóc, bón phân... thâm canh, phục tráng luồng. Từ năm 2016, các hộ đã được hỗ trợ kinh phí mua phân bón cho năm thứ nhất và năm thứ 2 thực hiện thâm canh phục tráng rừng luồng (2 triệu đồng/ha/năm) và hỗ trợ 230 triệu đồng/1 km đường lâm nghiệp nâng cấp hoặc làm mới (200 ha rừng luồng tập trung được hỗ trợ 1 km đường).

Thực hiện tốt chính sách hỗ trợ góp phần phát triển bền vững rừng luồng

Cán bộ kỹ thuật hướng dẫn người dân huyện Quan Hóa cuốc rãnh bón phân cho bụi luồng.

Kết quả 4 năm (từ 2016-2019), toàn tỉnh đã thâm canh phục tráng được 9.180 ha rừng luồng kém chất lượng; làm mới được 46,3 km đường lâm nghiệp. Riêng năm 2020, các ngành chức năng và các huyện khu vực miền núi, đã và đang triển khai thực hiện mục tiêu kế hoạch phục tráng 3.800 ha rừng luồng kém chất lượng. Chi cục Kiểm lâm đã phối hợp với các huyện nêu trên tổ chức tập huấn về kỹ thuật phục tráng thâm canh rừng luồng cho các hộ gia đình trên địa bàn; đôn đốc, hướng dẫn các hộ phát dọn vệ sinh rừng, cuốc lật đất, đào rãnh, hố... xung quanh bụi luồng. UBND các huyện miền núi trọng điểm trồng luồng đã khảo sát để lựa chọn các tuyến đường ô tô lâm nghiệp cần nâng cấp hoặc làm mới; lập hồ sơ thiết kế kỹ thuật dự toán phục vụ thi công nâng cấp và làm mới 13 km đường trong năm 2020.

Hiệu quả của chính sách phát triển vùng luồng thâm canh của tỉnh đã cơ bản nâng cao nhận thức của các cấp chính quyền và người dân địa phương trong việc quản lý, bảo vệ, phát triển và khai thác bền vững rừng luồng. Thay đổi từ tập quán canh tác quảng canh, không bón phân chăm sóc cho rừng luồng sang canh tác thâm canh, bón phân và chăm sóc rừng luồng. Việc phục tráng rừng luồng kém chất lượng đã giúp năng suất, chất lượng rừng luồng nâng lên rõ rệt. Cụ thể như hệ số sinh măng tăng gấp 1,5 lần, măng to hơn và gióng dài hơn. Những tuyến đường ô tô lâm nghiệp đã được làm mới, tạo thuận lợi cho chăm sóc, khai thác, vận chuyển, giảm chi phí nhân công bốc vác thủ công. Nhiều tuyến đường lâm nghiệp kết hợp với dân sinh tạo điều kiện thuận lợi giao thông tại các thôn, bản và xã, huyện. Từ đó, giá trị cây luồng đã được nâng lên, góp phần nâng cao thu nhập cho nhiều nông dân trồng luồng các huyện miền núi tỉnh nhà và doanh nghiệp chế biến luồng. Cây luồng đã và đang là nguồn thu nhập chính cho nhiều nông dân.

Tuy nhiên, qua tìm hiểu thực tế và trao đổi với nhiều cán bộ và người dân các huyện miền núi, chúng tôi được biết, hầu hết diện tích luồng thâm canh phục tráng từ năm 2020 trở đi nằm ở vùng sâu, vùng xa, địa hình cao, dốc, đất cằn cỗi, tỷ lệ đá lẫn cao, giao thông xuống cấp gây nhiều khó khăn cho việc cuốc lật đất, bón phân... Nguồn vốn phân bổ để thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển vùng luồng thâm canh của tỉnh còn hạn chế, thấp so với khối lượng, kế hoạch đề ra.

Thiết nghĩ cùng với chính sách hỗ trợ phát triển vùng luồng thâm canh của tỉnh, UBND các huyện trong vùng luồng thâm canh cần quan tâm bố trí một phần ngân sách của địa phương để hỗ trợ mở rộng diện tích vùng luồng thâm canh trên địa bàn. Tăng cường quản lý Nhà nước về bảo vệ, phát triển rừng nói chung, rừng luồng nói riêng. Tiếp tục rà soát, đánh giá thực trạng các cơ sở chế biến luồng trên địa bàn, để có giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh các sản phẩm từ luồng; cam kết không thu mua, tiêu thụ luồng non. Xây dựng nhiều mô hình HTX sản xuất, kinh doanh luồng, tạo vùng nguyên liệu tập trung đủ lớn và là cầu nối để kêu gọi doanh nghiệp đầu tư vốn, khoa học - kỹ thuật thâm canh rừng luồng, góp phần xây dựng phương án quản lý rừng luồng bền vững để cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững (FSC) cho rừng luồng. Tạo sự liên kết bền vững giữa người dân và doanh nghiệp từ khâu sản xuất, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm luồng để tạo thành chuỗi giá trị.

Nguồn tin: baothanhhoa.vn
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 21178


Các tin khác:
 Xây dựng nhãn hiệu cho các sản phẩm lâm nghiệp (20/03/2020)
 Toàn tỉnh trồng được 1.067.089 cây phân tán và 966 ha rừng tập trung (09/03/2020)
 Công bố hiện trạng rừng tỉnh Thanh Hoá năm 2019 (02/03/2020)
 Đồng chí Hoàng Thị Yến - Phó giám đốc Sở tham dự Lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Canh Tý 2020 tại huyện Triệu Sơn (05/02/2020)
 Đồng chí Đặng Tiến Dũng, Phó Giám đốc Sở tham dự Lễ phát động Tết trồng cây tại huyện Cẩm Thủy (05/02/2020)
 Thanh Hoá có trên 48.000 ha rừng trọng điểm về cháy (04/12/2019)
 Các địa phương chủ động trồng mới 10.000 ha rừng (30/10/2019)
 Thành phố Thanh Hóa chú trọng thực hiện các biện pháp bảo vệ rừng, phòng cháy rừng mùa khô hanh 2019 – 2020 (15/10/2019)
 Thanh Hoá trồng được 8200 ha rừng tập trung trong 9 tháng (04/10/2019)
 Kiểm lâm huyện Ngọc Lặc phối hợp với huyện Đoàn tuần tra bảo vệ rừng (27/09/2019)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang