Số lượt truy cập
Hôm nay 27332
Hôm qua 39190
Tuần này 132036
Tháng này 3169862
Tất cả 192965446
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ ba, 25/02/2020
Những vấn đề cần quan tâm trong công tác tái đàn chăn nuôi sau tết.

Trong dịp Tết Nguyên đán do có một số lượng lớn gia súc, gia cầm đã được giết mổ chế biến thực phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân; vì vậy việc tái đàn và phát triển chăn nuôi của người dân là nhu cầu tất yếu. Tuy nhiên, trước những nguy cơ và diễn biến phức tạp của các loại dịch bệnh, nhất là bệnh dịch tả lợn Châu phi cũng như dịch cúm gia cầm H5N1, H5N6  trên đàn gia cầm… Để thực hiện việc tái tái đàn và phát triển chăn nuôi đạt hiệu quả cao, đề nghị chúng ta thực hiện tốt một số vấn đề sau:

1. Đối với các cấp chính quyền cơ sở, các cơ quan chuyên môn:

- Thực hiện rà soát, thống kê đàn gia súc, gia cầm hiện tại về quy mô và cơ cấu; xây dựng kế hoạch phát triển cơ cấu đàn phù hợp với tiềm năng sản xuất của địa phương và đảm bảo an toàn dịch bệnh. Khuyến cáo người dân tổ chức khôi phục chăn nuôi tái đàn cần thận trọng, tránh tư tưởng nóng vội, không tái đàn ồ ạt, nhất là tại các cơ sở chăn nuôi và vùng đã xảy ra dịch bệnh.

- Phân công cán bộ bám sát cơ sở trực tiếp chỉ đạo hướng dẫn các địa phương, chủ hộ chăn nuôi các biện pháp phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm. Chỉ đạo tốt đợt tiêm phòng bệnh vụ xuân năm 2020 đạt tỷ lệ cao, đảm bảo kỹ thuật nhằm tạo miễn dịch chủ động cho đàn gia súc, gia cầm. Hướng dẫn các chủ hộ chăn nuôi các biện pháp chăm sóc, nuôi dưỡng, các biện pháp phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi.

- Quản lý các cơ sở sản xuất và kinh doanh giống vật nuôi tăng cường chọn lọc, nhân đàn, chủ động sản xuất con giống tốt đáp ứng đủ nhu cầu chăn nuôi tại các địa phương, tránh hiện tượng thiếu giống, sốt giá giống. Khuyến cáo người chăn nuôi  sử dụng những giống mới TBKT có nguồn gốc xuất sứ rõ ràng, đảm bảo an toàn dịch bệnh, con giống phải đảm bảo tiêu chuẩn giống theo quy định của nhà nước. Kiên quyết loại trừ các cơ sở sản xuất giống không đạt tiêu chuẩn, chất lượng giống cũng như không đảm bảo an toàn dịch bệnh.

2. Đối với người dân chăn nuôi:

- Trước hết cần tuân thủ khuyến cáo tái đàn của chính quyền cơ sở các cấp, tránh tư tưởng nóng vội, không tái đàn ồ ạt, nhất là tại các cơ sở chăn nuôi và vùng đã xảy ra dịch bệnh trong các năm trước;

- Chủ động mua con giống tại các cơ sở giống có uy tín, con giống đảm bảo chất lượng và được kiểm soát dịch bệnh, tránh mua phải con giống không đảm bảo chất lượng và không đảm bảo an toàn dịch bệnh.

- Trước khi tái đàn chăn nuôi mới cần tăng cường phun thuốc sát trùng khu vực chăn nuôi, cả trong và ngoài chuồng, phun trên diện rộng. Chú ý trước khi phun làm tốt vệ sinh cơ giới, quét dọn khơi thông cống rãnh không để nước thải ứ đọng. Với các trang trại cần chú ý có hệ thống sát trùng ngay từ cổng vào và thực hiện nghiêm ngặt quy trình tiêu độc khu vực chuồng nuôi. Hạn chế tối đa người ra vào thăm trang trại. Tăng cường rắc vôi bột các khu vực xung quanh để hạn chế các động vật khác, côn trùng mang mầm bệnh vào trại.

- Đảm bảo chế độ dinh dưỡng, đây là một trong những biện pháp hữu hiệu cần phải tăng cường trong những ngày này vì nếu để gia súc, gia cầm đói, thiếu chất cộng với thời tiết khí hậu thay đổi bất thường sẽ phát sinh dịch bệnh.

- Chủ động tiêm phòng vắc xin cho đàn vật nuôi theo quy trình kỹ thuật hoặc theo khuyến của chính quyền địa phương, cán bộ thú y.

- Khi có gia súc, gia cầm ốm nghi có dịch phải thực hiện nghiêm các nội dung sau:

+ Cách ly những con ốm và mời cán bộ thú y đến khám và chẩn đoán;

+ Báo ngay cho cơ quan thú y, chính quyền địa phương nếu có nghi ngờ về dịch bệnh truyền nhiễm;

+ Không giết mổ, bán chạy gia súc, gia cầm ốm; không vứt xác gia súc, gia cầm ốm chết ra ngoài môi trường;

+ Theo dõi nghiêm ngặt và điều trị đến khi khỏi bệnh nếu không phải là bệnh nguy hiểm, nếu phát hiện gia súc, gia cầm bị mắc dịch không được giấu dịch và phải tuân thủ quy định xử lý của cơ quan thú y.

- Chú ý nghe dự báo thời tiết hàng ngày qua hệ thống truyền thông (báo, đài phát thanh truyền hình...) để chủ động che chắn chuồng trại giữ ấm cho gia súc, gia cầm khi thời tiết thay đổi đột ngột, có gió mùa đông bắc, giá rét./.

Nguồn tin: BSTY: Lê Sỹ Thành - TTKN Thanh Hóa
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 8521


Các tin khác:
 Hiệu quả mô hình "Liên kết các hộ nuôi thâm canh cá rô phi gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm". (10/01/2020)
 Xây dựng mô hình trồng rừng thâm canh bằng giống ươm trong bầu hữu cơ. (02/01/2020)
 Thanh Hóa: Hiệu quả bước đầu mô hình “Sản xuất lúa chất lượng theo hướng hữu cơ gắn với tiêu thụ sản phẩm” tại xã miền núi Thành Công (02/01/2020)
 Một số lưu ý trong thâm canh lúa vụ xuân 2020 (02/01/2020)
 Bệnh tích nước xoang bụng ở gà (02/01/2020)
 Hiệu quả từ mô hình liên kết các hộ trong chăn nuôi vịt sinh sản gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm (02/01/2020)
 Sự tồn tại của Virus gây bệnh dịch tả lợn Châu Phi trong các điều kiện môi trường khác nhau và khả năng lây truyền mầm bệnh (02/01/2020)
 Thanh Hóa: Hiệu quả từ lớp tập huấn ICM trên các cây trồng vụ Đông 2019  (02/01/2020)
 Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến phát triển nuôi trồng thủy sản ven biển  (02/01/2020)
 Hiệu quả mô hình "Liên kết các hộ nuôi thâm canh cá rô phi gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm (11/12/2019)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang