Số lượt truy cập
Hôm nay 8739
Hôm qua 58866
Tuần này 172309
Tháng này 3210135
Tất cả 193005719
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ năm, 22/08/2019
Rút kinh nghiệm công tác ứng phó mưa lũ do hoàn lưu bão số 3

Chiều 20 – 8, tại huyện Quan Sơn, Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai (PCTT) và UBND tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức Hội nghị “Rút kinh nghiệm công tác ứng phó mưa lũ do hoàn lưu bão số 3 và giải pháp khắc phục hậu quả, tái thiết sau thiên tai khu vực miền núi”. Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Nguyễn Đình Xứng và Tổng cục trưởng Tổng cục PCTT, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTT Trần Quang Hoài đồng chủ trì hội nghị.

 

Rút kinh nghiệm công tác ứng phó mưa lũ do hoàn lưu bão số 3Toàn cảnh hội nghị.

Tham gia hội nghị có đại diện các đơn vị liên quan của các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Tư lệnh Quân Khu 4, tổ chức JiCa (Nhật Bản), Ban Chỉ huy PCTT và Tìm kiếm cứu nạn các tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Sơn La, Hòa Bình, Lai Châu.

Rút kinh nghiệm công tác ứng phó mưa lũ do hoàn lưu bão số 3Lãnh đạo huyện Mường Lát, Thanh Hóa chia sẻ kinh nghiệm trong tái thiết hạ tầng sau lũ ống, sạt lở đất.

Theo thống kê của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTT, từ năm 2018 đến nay, khu vực miền núi Bắc bộ và Bắc Trung bộ đã có 20 trận lũ quét, sạt lở đất làm 109 người chết và mất tích, thiệt hại khoảng 20.300 tỷ đồng. Đặc biệt vào đầu tháng 8 - 2019, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa chịu ảnh hưởng của cơn bão số 3, khiến 16 người chết và mất tích (Quan Sơn 13, Mường Lát 3), ước tính thiệt hại khoảng 914 tỷ đồng. Riêng tại bản Sa Ná, xã Na Mèo, huyện Quan Sơn có 10 người chết và mất tích, 35 nhà sập hoàn toàn, 2 điểm trường và 1 nhà văn hóa bị trôi…

Rút kinh nghiệm công tác ứng phó mưa lũ do hoàn lưu bão số 3Một góc bản Sa Ná tan hoang sau lũ.

Qua thực tế tìm hiểu và đánh giá thực địa bản Sa Ná, Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTT nhận định, dọc bản có 2,4 km suối Son. Con suối này có những điểm co thắt dễ tạo ra bọng nước gây ra lũ quét. Thực tế vào ngày 3 – 8 xảy ra lũ quét là do suối Son có một vị trí lòng hẹp (khoảng 4 mét), khi mưa lớn, lượng gỗ và đá trôi về nhiều đã gây nghẽn dòng suối tạo thành đập tạm. Khi nước dân lên quá cao khiến đập tạm bị vỡ, tạo nên một đợt sóng lũ, tốc độ nước lớn, kèm theo cây to, đá, chảy về hạ lưu cuốn trôi hơn 30 ngôi nhà dân. Đây là nguyên nhân chính gây nên thiệt hại nặng nề tại bản Sa Ná, huyện Quan Sơn.

Rút kinh nghiệm công tác ứng phó mưa lũ do hoàn lưu bão số 3Đại diện tổ chức JICA chia sẻ kinh nghiệp phòng tránh thiệt hại lũ quét của Nhật Bản.

Để hạn chế rủi ro thiên tai, các đại biểu dự hội nghị đã đưa ra nhiều giải pháp, bài học kinh nghiệm phòng chống lũ quét, sạt lở đất, trong đó phải lắp đặt ngay trạm đo mưa và thiết bị cảnh báo tại những khu vực có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất. Chính quyền địa phương và dân bản phải kiểm tra, khơi thông ngay các khu vực có nguy cơ nghẽn dòng; cắm biển cảnh báo những khu vực nguy hiểm. Đối với những hộ khu vực đầu nguồn sông, suối, cần trang bị những thiết bị truyền thống (loa cầm tay, cồng, chiêng…) để khi xảy ra thiên tai, các hộ này kịp thời báo động để các hộ khu vực phía dưới kịp chạy lũ. Chính quyền địa phương cũng cần rà soát, đánh giá nơi ở, địa điểm sơ tán và có phương án sơ tán đảm bảo an toàn cho người dân. Khi xẩy ra lũ quét, sạt lở đất phải có phương án tiếp cận các khu vực bị chia cắt, cô lập, đồng thời, có phương án đảm bảo thông tin liên lạc trong mọi tình huống. Huy động các lực lượng khôi phục giao thông, thông tin, lưới điện, công trình công cộng… Việc tiếp nhận viện trợ cũng cần lưu ý đảm bảo công bằng, công khai, minh bạch và được giám sát.

Rút kinh nghiệm công tác ứng phó mưa lũ do hoàn lưu bão số 3Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đình Xứng phát biểu tại hội nghị.

Phát biểu tại hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đình Xứng khẳng định, đây là hội nghị có ý nghĩa quan trọng trong việc rút kinh nghiệm ứng phó với thiên tai. Thay mặt lãnh đạo tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh cảm ơn các đồng chí lãnh đạo, các cơ quan trung ương, các đơn vị quân đội, công an.. đã đồng hành và giúp đỡ nhân dân Thanh Hóa trong đợt mưa lũ sau bão số 3 vừa qua. Theo Chủ tịch UBND tỉnh, Thanh Hóa là tỉnh có diện tích và dân số lớn, có tới 11 huyện miền núi luôn tiềm ẩn các nguy cơ sạt lở đất, lũ ống lũ quét, được coi là trung tâm bão lụt của khu vực miền Trung. Do đó, việc triển khai các giải pháp PCTT được tỉnh coi là nhiệm vụ quan trọng.

Qua đợt mưa lũ của cơn bão số 3 vừa qua, Chủ tịch UBND tỉnh cho rằng, Thanh Hóa đã đúc rút ra nhiều vấn đề quan trọng. Đầu tiên, cần phải tăng cường quản lý Nhà nước về PCTT, trong đó có việc triển khai nhiệm vụ hằng năm, chủ động triển khai các phương án về vận hành hồ chứa, sơ tán dân, công tác kiểm tra trước mùa mưa bão. Công tác chỉ huy phải bảo đảm tính tại chỗ, khi có sự cố thiên tai, công tác phòng chống phải triển khai ngay từ cấp thôn bản chứ không lệ thuộc, chờ đợi cấp xã, huyện và tỉnh. Công tác dự báo thời tiết, dự báo thiên tai, phải có những bản tin dự báo chính xác, cụ thể hơn nữa đến từng vùng để người dân và chính quyền địa phương có sự chủ động phòng tránh thiệt hại. Cùng với đó, cần tăng cường tập huấn, phổ biến, tuyên truyền kỹ năng PCTT cho cán bộ và các tầng lớp nhân dân; quan tâm triển khai các chương trình, dự án liên quan đến PCTT, như: xây dựng các khu tái định cư an toàn, kiên cố hồ đập và các công trình thủy lợi. Về các thiết bị phục vụ PCTT, cần phải tăng cường thiết bị đo mưa, súng bắn dây, máy điện thoại vệ tinh… Trong hậu cần, các huyện vùng sâu phải chủ động dự trữ lương thực, thực phẩm cần thiết, có thể chủ động cung ứng ngay nếu bị cô lập. Riêng với bản Sa Ná, tỉnh đang gấp rút triển khai khu tái định cư cho bà con, có các hỗ trợ cần thiết, phấn đấu hoàn thành nhà ở cho đồng bào trước 30 – 11 – 2019.

Rút kinh nghiệm công tác ứng phó mưa lũ do hoàn lưu bão số 3Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTT Trần Quang Hoài phát biểu tại hội nghị.

Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTT Trần Quang Hoài đánh giá cao sự vào cuộc kịp thời trong việc khắc phục hậu quả mưa lũ của tỉnh Thanh Hóa, các ngành, các địa phương của tỉnh. Theo Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTT, mùa mưa lũ 2019 chỉ mới bắt đầu, những nguy cơ tiềm ẩn vẫn còn rất lớn, các ngành, các địa phương cần có sự chủ động trong triển khai các phương án phòng tránh. Hiện nay, tình trạng sạt lở đất, lũ ống, lũ quét rất phức tạp, trở thành thách thức với nhiều tỉnh, thành trong cả nước, đe dọa sự an toàn và tài sản nhân dân. Tuy nhiên, việc triển khai các giải pháp phòng tránh, hạn chế hậu quả của nhiều địa phương còn hạn chế, có nơi vẫn mang tính hình thức. Do đó, các địa phương cần phải hướng dẫn cho nhân dân biết cách chủ động phòng ngừa thiệt hại; thành lập lực lượng xung kích phải bài bản, hoạt động có hiệu quả chứ không chỉ dừng lại ở việc lập danh sách; quan tâm thu Quỹ PCTT để bổ sung cho lực lượng cắm bản, hệ thống tuyên truyền, lực lượng PCTT tại chỗ… Qua những thiệt hại tại bản Sa Ná, đặt ra vấn đề phải thành lập ngay hoặc kiện toàn lại lực lượng xung kích cấp thôn bản; trang bị thêm các trang thiết bị cứu hộ, cứu nạn cần thiết cho các cấp cơ sở… Việc định cư, sinh sống của đồng bào miền núi cũng không nên bố trí gần sông, sát ven suối. Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTT cũng đề nghị các cấp tỉnh Thanh Hóa tiếp tục tìm kiếm người mất tích, tiêu độc khử trùng, bảo đảm điều kiện sinh hoạt, đẩy nhanh xây dựng khu tái định cư, bố trí cây trồng phù hợp để bà con vùng thiệt hại canh tác…

Rút kinh nghiệm công tác ứng phó mưa lũ do hoàn lưu bão số 3Công đoàn Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trao 200 triệu đồng để nhân dân huyện Quan Sơn khắc phục hậu quả mưa lũ.

Nhân dịp này, Công đoàn Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã trao 200 triệu đồng để nhân dân huyện Quan Sơn khắc phục hậu quả mưa lũ.

Nguồn tin: http://baothanhhoa.vn
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 25564


Các tin khác:
 Cảnh báo lũ quét và sạt lở đất tại Thanh Hóa (22/08/2019)
 Công nhận huyện Đông Sơn đạt chuẩn nông thôn mới (22/08/2019)
 Tin bão khẩn cấp (Cơn bão số 3) (01/08/2019)
 Công điện ứng phó với cơn bão số 3 (01/08/2019)
 Công điện triển khai các giải pháp chủ động phòng tránh áp thấp nhiệt đới (31/07/2019)
 Tin bão gần bờ (Cơn bão số 3 năm 2019) (31/07/2019)
 Chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão (30/07/2019)
 Bảo dưỡng hệ thống tiêu úng trong mùa mưa bão (25/07/2019)
 Quản lý, vận hành và xả lũ an toàn hệ thống hồ chứa (25/07/2019)
 Tình hình thiệt hại do lốc, mưa lớn và gió mạnh trên biển ngày 19/7/2019 gây ra trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa (22/07/2019)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang