Những địa phương có diện tích đất sản xuất nông nghiệp bị nhiễm mặn đã và đang lựa chọn cây trồng, mô hình phù hợp để chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên diện tích đất này, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp.
Để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp, những năm qua, tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện nhiều chính sách thu hút, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp. Từ đó, nông nghiệp của tỉnh đã có thay đổi, từng bước chuyển dịch từ sản xuất nhỏ lẻ sang sản xuất tập trung, quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao.
Thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp đến năm 2020, định hướng đến năm 2025, UBND tỉnh đã ban hành 2 nhóm chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, gồm: Khuyến khích thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2016-2020; hỗ trợ sản xuất giống cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2016-2020.
Đến cánh đồng thôn Quỳ Chữ, xã Hoằng Quỳ (Hoằng Hóa) những ngày tháng 3. Thời điểm này, lúa vụ đông xuân 2020-2021 đang đẻ nhánh rộ, cả cánh đồng là một màu xanh mướt. Ông Lê Văn Bàn, Giám đốc HTX dịch vụ nông nghiệp Quỳ Chữ, xã Hoằng Quỳ, cho biết: Toàn bộ cánh đồng trồng lúa 50 ha của thôn Quỳ Chữ đều được HTX sử dụng liên kết với các công ty giống khu vực phía Bắc để sản xuất hạt giống lúa lai F1. Vì vậy, quá trình trồng, chăm sóc hay thu hoạch đều phải tuân thủ nghiêm ngặt theo quy trình. Nhờ đó, diện tích lúa luôn sinh trưởng, phát triển tốt, khả năng kháng sâu bệnh cao, năng suất bình quân đạt từ 2,5 - 3 tấn/ha, lãi đạt từ 35 đến 40 triệu đồng/ha/vụ, cao gấp 2 đến 3 lần so với diện tích trồng lúa thông thường. Email
Để hình thành những vùng chuyên canh sản xuất nông nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao, các địa phương trong tỉnh đã tích cực thực hiện tích tụ, tập trung đất đai và thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi.