Số lượt truy cập
Hôm nay 38308
Hôm qua 39190
Tuần này 143012
Tháng này 3180838
Tất cả 192976422
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ sáu, 16/12/2022
Đổi mới phương pháp tập huấn khuyến nông

Nhằm nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, huấn luyện, từ năm 2019 Trung tâm Khuyến nông đã xây dựng và tổ chức các lớp tập huấn hiện trường FFS. Theo đây, thay vì tập huấn chỉ diễn ra trên lớp học, với các lớp tập huấn hiện trường, học viên sau khi được học lý thuyết trên lớp sẽ được thực hành tại ruộng theo từng giai đoạn sinh trưởng của cây trồng. Học viên kiểm tra đồng ruộng, điều tra hệ sinh thái, tổ chức thảo luận nhóm để đề ra các giải pháp tác động phù hợp.Thời gian tập huấn được chia thành các đợt phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng của cây trồng trên đồng ruộng. Nội dung tập huấn xuyên suốt quá trình từ khi làm đất, xuống giống, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh đến thu hoạch bảo quản. Quá trình học tập kết hợp trao đổi kinh nghiệm, thảo luận, từ đó đúc rút kinh nghiệm, bổ sung giữa lý thuyết với thực tế, mục đích hoàn thành quy trình phù hợp với điều kiện đất đai của địa phương.

Các buổi học trên lớp,học viên được chia thành nhiều nhóm. Học viên luôn chia sẻ kinh nghiệm lẫn nhau và trao đổi với giảng viên để tự xác định phương thức sản xuất phù hợp với điều kiện gia đình và thổ nhưỡng của địa phương.  Giảng viên giảng dạy theo phương pháp FFS là lấy người học làm trung tâm, tức nâng cao kiến thức dựa trên kinh nghiệm có sẵn của học viên, giảng viên đưa ra những kiến thức mới để học viên tự khám phá ý tưởng và kiến thức mới. Đây chính là sự giao tiếp hai chiều. Giảng viên hướng dẫn, hỗ trợ tạo điều kiện để học viên trao đổi kinh nghiệm, kiến thức đã có và bổ sung, thảo luận các kiến thức, tiến bộ kỹ thuật. Giảng viên lắng nghe ý kiến, tôn trọng và đánh giá cao ý kiến phát biểu của học viên, biến lớp học thành nơi trao đổi kinh nghiệm và thảo luận chuyên sâu về mỗi chủ đề trong buổi học.

Sau buổi học lý thuyết, học viên được thực hành tại đồng ruộng. Cách dạy này giúp cho học viên nắm vững kỹ năng thực hành từ khâu làm đất, gieo trồng, nắm  được đặc điểm sinh học của cây trồng qua các giai đoạn, từ đó có các biện pháp tác động phù hợp. Mặt khác, học viên nắm được phương pháp điều tra, nhận biết sâu bệnh hại và cách phòng trừ có hiệu quả nhất, tiết kiệm chi phí nhất, đồng thời đúc rút kinh nghiệm để chia sẻ những hiểu biết chung trên đồng ruộng.

Kết thúc các lớp tập huấn, qua kiểm tra đánh giá cho thấy hầu hết các học viên đều nắm vững kiến thức và có kỹ năng truyền đạt tốt. Các lớp tập huấn theo phương pháp FFS giúp cho học viên vừa nắm được kỹ thuật, vừa có nghiệp vụ khuyến nông. Khi trở về địa phương họ sẽ thành các tiểu giáo viên, tuyên truyền viên trực tiếp giảng dạy và huấn luyện nông dân:

Đổi mới trong phương pháp tập huấn bằng việc áp dụng phương pháp tập huấn FFS tổ chức học theo nhóm, thực hành thực tế ngay tại các cơ sở sản xuất, đã tạo ra không khí vui vẻ, cởi mở, hoà đồng, làm cho các học viên hào hứng trong việc chia sẻ kinh nghiệm. Giảng viên đóng vai trò là người dẫn dắt gợi ý các câu hỏi thảo luận để học viên tự thảo luận, trao đổi. Giảng đường của lớp học FFS chính là cánh đồng, phương pháp lớp học hiện trường FFS đã chứng tỏ tính ưu việt khi phát huy được tính sáng tạo, chủ động trong học tập của học viên, giúp học viên dễ nhớ kiến thức và nhanh chóng áp dụng vào sản xuất.

 

 

Nguồn tin: Nguyễn Hữu Hùng - TTKN Thanh Hóa
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 7053


Các tin khác:
 Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp: “Phát triển cây ăn quả theo chuỗi ứng dụng công nghệ cao”. (08/12/2022)
 Kết quả mô hình chăn nuôi gà thịt lông màu gắn với tiêu thụ sản phẩm (07/12/2022)
 Mô hình liên kết trong sản xuất khoai tây ở Hoằng Đông - Hoằng Hóa (30/11/2022)
 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả trong chăn nuôi gia cầm tại huyện Hậu Lộc. (17/11/2022)
 Nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá ngạch (Cranoglanis sinensis)  (17/11/2022)
 Một số biện pháp phòng chống sâu, bệnh hại Quế (03/11/2022)
 Phát triển nghề nuôi tôm Thẻ chân trắng theo hướng bền vững tại huyện Hoằng Hoá (03/11/2022)
 Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp chuyên đề: “Nâng cao hiệu quả trong chăn nuôi gia cầm đảm bảo an toàn sinh học”. (03/11/2022)
 Hiệu quả bước đầu mô hình “Sản xuất bí xanh an toàn gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm” (27/10/2022)
 Hiệu quả mô hình “Ứng dụng kỹ thuật canh tác lúa thông minh trong sản xuất lúa chế biến gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm” (27/10/2022)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang