Số lượt truy cập
Hôm nay 40658
Hôm qua 39190
Tuần này 145362
Tháng này 3183188
Tất cả 192978772
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ sáu, 17/04/2020
Chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cuối vụ chiêm xuân 2019 – 2020

Hiện tại cây lúa xuân đang phát triển thuận lợi. Để đảm bảo cho lúa trổ, vào chắc an toàn, các địa phương và bà con nông dân đang tích cực làm tốt công tác chăm sóc, quản lý sâu bệnh hại cuối vụ. Trên cây lúa có rất nhiều đối tượng sâu bệnh gây hại, tuy nhiên căn cứ tình hình cụ thể, bà con cần thường xuyên thăm đồng và chú ý phòng trừ một số đối tượng dịch hại chính như:

- Bệnh đạo ôn: đây là đối tượng gây hại đáng kể nhất trong vụ xuân năm nay. Ở thời kỳ đạo ôn lá, các địa phương và bà con nông dân đã phát hiện sớm, phòng trừ kịp thời bằng thuốc đặc trị nên ít bị ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của cây lúa. Tuy nhiên, đối với diện tích lúa từng bị nhiễm đạo ôn lá, bà con cần chú ý đề phòng, bởi bào tử nấm bệnh có khả năng tồn dư đến thời kỳ lúa trổ, gây hại mạnh trên cổ bông.

Để phòng chống những nguy cơ có thể gây thiệt hại cho cây lúa giai đoạn cuối vụ, bà con nông dân đặc biệt lưu ý đến trà đang trỗ, hoặc xắp trỗ, những giống nhiễm như: nệp, TBR225, Lam Sơn 8, Nhị ưu 986, Bắc Thịnh, Q5, JO2, Xi23,…và những ruộng giống đã nhiễm đạo ôn lá nặng. Phun phòng đạo ôn sớm khi bệnh mới phát sinh (vết bệnh tại cổ bẹ lá). Những ruộng có nguy cơ bị bệnh phải ngừng bón tất cả các loại phân và các chất kích thích sinh trưởng, duy trì mực nước trong ruộng và phun các loại thuốc có hoạt chất Tricyclazole, Propiconazole, Fenoxanil,…cụ thể như một số loại thuốc: Katana 20SC, Kabim 30WP, Filia 525SE, Beam 75WP, Bump 650WP, Bankan 600WP, Ninja 35EC,…phun khi lúa trỗ 5%, phun lại lanà 2 khi lúa trỗ 100% vào buổi sáng lúc khô sương hoặc buổi chiều mát. Yêu cầu đảm bảo mực nước tối thiểu 30lít nước thuốc đã pha/500m2.

- Bệnh lem lép hạt: Bệnh phát sinh, phát triển và gây hại từ khi cây lúa trỗ bông trở đi, nhưng thời kỳ dễ nhiễm bệnh nhất là giai đoạn trỗ-ngậm sữa. Mưa giông bất thường, thời tiết nóng ẩm, lúa không được phơi màu giai đoạn trổ bông chính là điều kiện phát sinh nấm bệnh đen lép hạt. Nếu nấm bệnh tấn công sớm, lại gặp thời tiết thuận lợi, thì tỷ lệ hạt lép lửng sẽ rất cao, có khi lên đến 50%. Việc phòng trừ lem lép hạt cần tiến hành sớm, trước và sau khi lúa trổ. Nếu đã thấy hạt lúa bị lem lép, việc phun thuốc phòng trừ sẽ không còn tác dụng. Để phòng trừ bệnh đen lép hạt bà con có thể sử dụng thuốc đặc trị nấm bệnh như: Tiptop 250EC, Tilt Super300EC,...Phun ướt đều thân, lá lúa ngay trước khi lúa trổ và sau khi lúa trổ thoát hoàn toàn.


Ngoài bệnh đạo ôn cổ bông, bệnh lem lép hạt, cũng cần quan tâm đến các đối tượng sâu bệnh hại như rầy nâu, rầy lưng trắng, sâu cuốn lá nhỏ, bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn,…

Trong giai đoạn này mực nước trong ruộng cũng rất quan trọng. Nếu thiếu nước, cây lúa sẽ bị trổ nghẹn, phơi màu, kết hạt kém, ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất. Do đó, các địa phương và bà con cần thường xuyên thăm đồng, điều tiết nước hợp lý để cây lúa trổ, làm hạt. Mực nước trung bình cần duy trì cho cây lúa thời kỳ trổ bông là từ 5-7cm. Chỉ đến khi lúa chín đỏ đuôi mới tháo nước để tiện cho việc thu hoạch./.

Nguồn tin: Trung tâm Khuyến nông Thanh Hóa
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 16316


Các tin khác:
 Giới thiệu một số biện pháp xử lý chất thải trong chăn nuôi hạn chế ô nhiễm mỗi trường (09/04/2020)
 Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân khai thác thuỷ sản. (07/04/2020)
 Phân vùng khai thác và khu vực cấm khai thác thủy sản có thời hạn. (03/04/2020)
 Hiệu quả kinh tế của giống ớt Santa 8.0 ở xã Phú Lộc, huyện Hậu Lộc (30/03/2020)
 Làm giàu từ mô hình chăn nuôi kết hợp (30/03/2020)
 Giải pháp tăng sức sống cho gà con hiệu quả trong chăn nuôi - Giảm tỷ lệ chết khi nuôi gà. (27/03/2020)
 Một số tồn tại, hạn chế trong thực hành chăn nuôi an toàn sinh học trong chăn nuôi nông hộ và giải pháp (27/03/2020)
 Chủ động phòng trừ sâu bệnh hại lúa vụ Xuân 2020 (20/03/2020)
 Ứng dụng phần mềm lập khẩu phần thức ăn cho gia súc nhằm giảm phát thải khí nhà kính (09/03/2020)
 Hiệu quả mô hình "Liên kết các hộ nuôi thâm canh cá rô phi gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm". (10/01/2020)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang