Số lượt truy cập
Hôm nay 32230
Hôm qua 39190
Tuần này 136934
Tháng này 3174760
Tất cả 192970344
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ tư, 13/05/2020
Đánh giá hiệu quả mô hình liên kết - tiêu thụ lúa vụ chiêm xuân 2020

Ngày 13 - 5, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng đơn vị liên kết là Tập đoàn Giống cây trồng Thái Bình (ThaiBinh Seed) đã tổ chức hội nghị đánh giá hiệu quả mô hình liên kết – tiêu thụ lúa vụ chiêm xuân 2020.


Các đại biểu đã đi khảo sát, kiểm tra việc liên kết sản xuất, năng suất, hiệu quả kinh tế trên thực tế tại các cánh đồng liên kết ở xã Xuân Minh (Thọ Xuân) và Trường Sơn (Nông Cống). Tại xã Xuân Minh, ngay từ đầu vụ, HTX Dịch vụ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xã Xuân Minh đã ký hợp đồng liên kết với ThaiBinh Seed để triển khai sản xuất lúa thương phẩm với quy mô 80 ha. Toàn cánh đồng liên kết được canh tác duy nhất một giống lúa TBR 225 do ThaiBinh Seed cung ứng. Việc canh tác được thực hiện có giới hóa đồng bộ, kiểm soát kỹ thuật canh tác theo yêu cầu. Đến nay, lúa chuẩn bị cho thu hoạch với năng suất dự kiến 70 tạ/ha. Toàn bộ sản phẩm lúa thương phẩm của mô hình đã được phía ThaiBinh Seed cam kết thu mua với giá cao hơn 1,3 lần giá lúa thương phẩm tại địa phương.

Các đại biểu kiểm tra thực tế tại các mô hình liên kết.

Đáng nói, do được tổ chức sản xuất theo cánh đồng lớn, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật nên ít phải dùng thuộc bảo vệ thực vật hơn, giảm được nhiều chi phí trong các khâu sản xuất, năng suất lúa trong mô hình liên kết cao hơn so với canh tác truyền thống. Về hiệu quả kinh tế, theo hạch toán, lúa trong mô hình có lợi nhuận cao hơn canh tác truyền thống từ 750 đến 800 nghìn đồng mỗi sào, tương đương 15 đến 16 triệu đồng/ha. Một mô hình tương tự với diện tích 120 ha cũng được triển khai đồng thời tại xã Xuân Lập cùng huyện, mang lại nhiều ưu điểm và hiệu quả.

Năng suất lúa TBR 225 tại mô hình liên kết ở xã Xuân Minh (Thọ Xuân) đạt khoảng 70 tạ/ha.
Tại xã Trường Sơn (Nông Cống), một mô hình liên kết khác với tổng diện tích 50 ha lúa Thái Xuyên 111 cũng chuẩn bị cho thu hoạch. Năng suất lúa tại đây ước đạt khoảng 70 tạ/ha, sản phẩm lúa cũng được doanh nghiệp bao tiêu với giá cao hơn 10 đến 15% giá bán tại địa phương. Sau khi trừ mọi chi phí, người nông dân tham gia mô hình có thu nhập cao hơn hàng trăm nghìn đồng so với canh tác truyền thống ở địa phương.

Các mô hình liên kết có nhiều ưu điểm, giảm được giá thành đầu tư...

Ông Nguyễn Viết Thái, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho rằng liên kết sản xuất lúa là hướng đi đã được ngành nông nghiệp xác định và đang kêu gọi mở rộng. Qua các mô hình, ngoài có thu nhập cao hơn, đầu ra hạt lúa ổn định, người nông dân còn được chuyển giao khoa học kỹ thuật, tiếp cận các giống chất lượng cao…

Nguồn tin: baothanhhoa.vn
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 13035


Các tin khác:
 Huyện Hoằng Hóa không nợ đọng nông thôn mới (09/05/2020)
 Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt Kế hoạch Phòng chống thiến tai năm 2020 (05/05/2020)
 Khó khăn trong việc đầu tư vào nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (05/05/2020)
 Huyện Hậu Lộc phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa (05/05/2020)
 Tiêm phòng văcxin cho gia súc, gia cầm, giải pháp quan trọng để phòng ngừa dịch bệnh. (04/05/2020)
 Huyện Hoằng Hóa chủ động phòng chống sâu keo mùa thu hại ngô (04/05/2020)
 Để đất “chuyển mình” (03/05/2020)
 Huyện Như Xuân huy động cả hệ thống chính trị đồng hành cùng bà con nông dân diệt trừ bệnh Khảm lá trên cây sắn.  (02/05/2020)
 Thanh Hóa quyết liệt thực hiện các biện pháp xây dựng Chính quyền điện tử (29/04/2020)
 Đoàn công tác Sở Nông nghiệp và PTNT kiểm tra chỉ đạo công tác phòng chống bệnh Khảm lá sắn tại huyện Như Xuân. (29/04/2020)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang