UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có công văn về việc tiếp tục tăng cường công tác bảo vệ rừng và quản lý, truy xuất nguồn gốc cây đào do người dân trồng, mua bán, vận chuyển, tiêu thụ dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021.
Thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển vùng luồng thâm canh giai đoạn 2016-2020, Chi cục Kiểm lâm Thanh Hóa đã phối hợp với 7 huyện miền núi vùng trọng điểm luồng thâm canh của tỉnh phục tráng được 12.980 ha rừng luồng kém chất lượng; làm mới 59,3 km đường lâm nghiệp, tổ chức tập huấn 259 lớp/15.690 người tham gia.
Những năm qua, ngành nông nghiệp tỉnh đã có nhiều giải pháp đẩy mạnh phong trào trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng (BVR), phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR). Nhờ đó, phát huy hiệu quả tài nguyên đất rừng, tích cực phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, cải thiện môi trường sinh thái; từng bước nâng cao thu nhập cho người dân gắn bó với rừng, tạo động lực cho kinh tế lâm nghiệp phát triển.
Đến tháng 11-2020, tổng diện tích đất có rừng và đất lâm nghiệp của huyện Bá Thước là 56.274,65 ha. Trong đó, đất có rừng hơn 53.337 ha (rừng tự nhiên 38.492 ha, còn lại là rừng trồng). Độ che phủ rừng đến hết năm 2019 đạt 68,59%.
Dẫn chúng tôi đi thăm cánh rừng keo lai tại xã Xuân Bình (Như Xuân), ông Nguyễn Văn Khánh hào hứng chia sẻ: Bước đầu trồng rừng gỗ lớn cho thấy hiệu quả kinh tế cao, cây trồng phát triển nhanh và đến khi thu hoạch giá trị cao gấp 3 lần so với trồng rừng gỗ nhỏ.