Số lượt truy cập
Hôm nay 1588
Hôm qua 58866
Tuần này 165158
Tháng này 3202984
Tất cả 192998568
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ hai, 27/06/2022
Hướng dẫn một số biện pháp chống nóng cho vật nuôi

Theo dự báo của Trung tâm dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, tình hình thời tiết mùa hè năm 2022 sẽ có diễn biến phức tạp. Đặc biệt trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa từ giữa tháng 6/2022 đến nay liên tiếp các đợt nắng nóng kéo dài với nền nhiệt cao từ 370C - 390C, có nơi 400C. Làm cho vật nuôi ăn kém, uống nhiều nước, sức đề kháng và sức sản xuất vật nuôi giảm mạnh rất dễ phát sinh các bệnh tiêu chảy, cảm nóng, cảm nắng và một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trong mùa hè....gây thiệt hại kinh tế cho ngưi chăn nuôi.

Để chủ động, kịp thời phòng chống nắng nóng cho đàn vật nuôi và giảm thiểu thiệt hại trong chăn nuôi, Chi cục Chăn nuôi và Thú y đã tham mưu Sở Nông nghiệp và PTNT ban hành Công văn số 2248/SNN&PTNT-CNTY ngày 21/6/2022 về việc hướng dẫn một số biện pháp chống nóng cho vật nuôi. Theo đó hướng dẫn cho người chăn nuôi cần phải thường xuyên cập nhật tình hình dự báo thời tiết khi hậu; không chủ quan và bị động; đồng thời, áp dụng một số biện pháp phòng chống nắng nóng, dịch bệnh xảy ra vào mùa hè cho đàn vật nuôi như sau:

1. Về chuồng trại

- Chuẩn bị đy đ phên, lưới giảm nhiệt, bạt để chủ động che chắn chống nóng và chống mưa tạt vào chuồng nuôi.

- Bên trong chuồng tăng cường quạt điện nhằm thổi hơi nóng, khí độc sinh ra từ chất thải vật nuôi ra bên ngoài chuồng nuôi. Đối với kiểu chuồng kín kiểm tra giàn mát, hệ thống giàn phun nước trên mái chuồng nuôi để ổn định nhiệt độ và ẩm độ trong chuồng nuôi, chủ động hệ thống máy phát điện dự phòng để phòng mất điện.

- Xung quanh chuồng trồng cây xanh tạo bóng mát, thời điểm nắng nóng hàng ngày phun nước lên mái chuồng để hạ bớt nhiệt độ.

2. Mật đ, dinh dưng chăn nuôi

Bố trí mật độ phù hợp với từng loại vật nuôi, lứa tuổi và sinh lý vật nuôi; bổ sung đy đủ chất dinh dưng, nước uống tăng cường sức đề kháng cho vật nuôi.

- Đối với trâu, bò:

+ Cho uống đủ nước, bổ sung thêm muối 2 - 3g/10kg thể trọng, ăn đủ cỏ, thức ăn thô xanh, rơm 10 - 35 kg/con/ngày, tinh bột 1 - 2,5kg/con/ ngày.

+ Không chăn thả hoặc để gia súc làm việc quá lâu trong điều kiện thời tiết nắng nóng, buộc trâu bò ở những nơi có cây xanh bóng mát hoặc tại chuồng, tắm trải cho gia súc 2 - 3 lần/ngày để làm giảm nhiệt đcho cơ thể.

- Hạn chế vận chuyển gia súc, gia cầm khi trời nắng nóng, trường hợp vận chuyển phương tiện được che chắn nắng nóng và mật độ vận chuyển hợp lý, đồng thời thường xuyên kiểm tra, dừng nghỉ tắm cho gia súc.

- Đối với gia cầm:

+ Nuôi nhốt với mật độ vừa phải như: Gà giai đoạn úm: 50 - 60 con/m2, gà từ 0,5 - 1kg nhốt 20 - 30 con/m2, gà 2 - 3kg nhốt 7 - 10 con/m2.

+ Thời tiết nóng, nhiệt độ cao nên thả gà ra vườn, gốc cây xung quanh chuồng; Gà nuôi trên nền đệm lót sinh học cần làm đệm lót mỏng hơn, nhằm hạn chế sức nóng từ mặt đm, đồng thời tăng thêm sào đậu cho gà. Cung cấp đủ nước sạch cho gia cầm, khẩu phần ăn hợp lý bổ sung vitamin C và các chất điện giải vào nước uống nhằm tăng sức đề kháng.

- Đối với lợn:

+ Mật độ nuôi nhốt đối với nái 3 - 4 m2/con, lợn thịt là 2 m2/con.

+ Cho uống đủ nước sạch, bổ sung thêm muối ăn 0,1 - 0,3g/kg thể trọng/ngày, đường gluco 0,5 - 1g/kg thể trọng/ngày hoặc chất điện giải, vitamin C vào thức ăn hay nước uống để giải nhiệt. Cho lợn ăn đầy đủ khẩu phần ăn theo nhu cầu của từng giai đoạn.

3. Công tác vệ sinh phòng bệnh

- Vệ sinh chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi sạch sẽ, không đ phân và nước tiểu đọng lại trong chuồng nuôi. Thường xuyên thu dọn chất thải, khơi thông cống rãnh nhằm hạn chế vật chủ trung gian truyền bệnh.

- Vệ sinh máng ăn, máng ung không đ dư thừa thức ăn trong máng gây ôi thiu

- Định kỳ phun tiêu độc khử trùng chuồng trại và khu vực xung quanh chuồng nuôi, phun thuốc hóa chất tiêu diệt ve, mòng, ruồi, muỗi, bọ mạt,..là tác nhân truyền và gây bệnh.

- Định kỳ tẩy giun, sán, thực hiện tiêm phòng đy đủ các loại vắc xin cho gia súc, gia cầm theo quy định của cơ quan thú y, đặc biệt tiêm phòng bổ sung vắc xin Viên da nổi cục cho đàn trâu bò chưa được tiêm phòng, phát hiện gia súc, gia cầm ốm, bị bệnh do nắng nóng cần cách ly, điều trị kịp thời.

Áp dụng các biện pháp kỹ thuật chữa say nắng, cảm nóng khi đàn vật nuôi có biểu hiện ảnh hưởng do nắng nóng theo hướng dẫn của Cơ quan thú y, nếu phát hiện có dấu hiệu của bệnh truyền nhiễm nguy hiểm báo cáo kịp thời cho nhân viên thú y, UBND các xã, phường, thị trấn để có các biện pháp phòng chống dịch./.

Nguồn tin: Chi cục Chăn nuôi và Thú y
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 11547


Các tin khác:
 Tập huấn huấn phổ biến các quy định của Pháp luật về hoạt động sản xuất, buôn bán thuốc thú y và thức ăn chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, năm 2022 (27/06/2022)
 Công tác tập huấn về phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, động vật thủy sản trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa năm 2022 (27/06/2022)
 Triển khai tiêu độc môi trường phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm (13/03/2022)
 5 huyện công bố hết dịch bệnh tả lợn Châu Phi (23/12/2021)
 Thanh Hoá chủ động các biện pháp phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi (19/10/2021)
 Triển khai quyết liệt, đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa (14/10/2021)
 Tháo gỡ khó khăn cho ngành chăn nuôi (11/10/2021)
 Thanh Hóa triển khai đồng bộ các biện pháp ứng phó với bệnh dịch tả lợn châu Phi (11/10/2021)
 Thực hiện nghiêm túc công tác tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm đợt 2 năm 2021 (04/10/2021)
 Tăng cường phòng, chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi xâm nhập, tái phát trên địa bàn Thanh Hóa (28/09/2021)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang