Số lượt truy cập
Hôm nay 9793
Hôm qua 58866
Tuần này 173363
Tháng này 3211189
Tất cả 193006773
Browser   (Today) Chi tiết >>
Chủ nhật, 15/08/2021
Nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ

Chăn nuôi nông hộ (CNNH) là hình thức chăn nuôi truyền thống và hiện chiếm 70% tỷ trọng ngành chăn nuôi của tỉnh. Việc phát triển CNNH đã góp phần nâng cao thu nhập cho người dân khu vực nông thôn. EmailPrint

Theo đánh giá của Chi cục Chăn nuôi và Thú y, CNNH trên địa bàn tỉnh vẫn còn gặp nhiều khó khăn do giá thức ăn tăng cao, nguy cơ lây lan và phát sinh dịch bệnh,... phát triển chăn nuôi theo phong trào, khi thì bỏ chuồng hàng loạt, lúc lại ồ ạt tái đàn, dẫn đến cung vượt quá cầu và bị ép giá. Đồng thời, khoa học - kỹ thuật vẫn chưa được người dân chú trọng áp dụng, do đó, năng suất, hiệu quả chăn nuôi chưa cao... Để khắc phục những khó khăn đó, chính quyền các địa phương đã và đang tập trung thực hiện các giải pháp để phát triển CNNH theo hướng hiệu quả kinh tế, an toàn và bền vững.

Phát triển chăn nuôi gia súc tại xã Mậu Lâm (Như Thanh).

Nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng đất đai và lực lượng lao động, thời gian qua, huyện Như Thanh đã hướng dẫn, tạo điều kiện cho người chăn nuôi chuyển từ chăn nuôi nhỏ lẻ, manh mún sang CNNH theo hướng gia trại, trang trại, có kiểm soát nhằm bảo đảm an toàn dịch bệnh, nâng cao hiệu quả kinh tế. Theo đó, huyện Như Thanh đã hỗ trợ phối giống cho từ 600 đến 800 con trâu, bò cái sinh sản; hỗ trợ mua trâu, bò đực giống và tiêm phòng cho đàn gia súc. Ngoài ra, xây dựng 70 công trình khí sinh học xử lý chất thải chăn nuôi, 23 công trình sử dụng đệm lót sinh học... và đã làm thay đổi nhận thức của người dân, giảm thiểu ô nhiễm môi trường... Bên cạnh đó, huyện khuyến khích người dân nhân rộng các mô hình con nuôi có lợi thế, như: chăn nuôi lợn cỏ, lợn rừng lai, chăn nuôi dê, nuôi ong mật... và phát triển một số loại vật nuôi mới, như: ốc nhồi, hươu... CNNH đã giải quyết việc làm cho khoảng 2.000 lao động thường xuyên và gần 5.000 lao động thời vụ tại địa phương. Đi đôi với đó, huyện đã tổ chức được 45 lớp tập huấn nâng cao kỹ thuật chăn nuôi, phổ biến cách phòng trừ dịch bệnh, kỹ thuật dự trữ, chế biến, bảo quản thức ăn thô xanh và kỹ thuật làm đệm lót sinh học,... với khoảng 2.200 lượt người tham gia. Ông Quách Minh Đức, Phó trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND huyện Như Thanh, cho biết: Các tiến bộ khoa học - kỹ thuật trong chăn nuôi đã được ứng dụng và chuyển giao hiệu quả. Và là cơ sở để nhân rộng các mô hình chăn nuôi, giúp người dân nâng cao hiệu quả kinh tế, từng bước phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại, gắn với liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Trước những khó khăn mà CNNH đang phải đối mặt, ngành nông nghiệp khuyến cáo người chăn nuôi không chú trọng gia tăng số lượng đàn ồ ạt mà cần hướng tới chăn nuôi có kiểm soát, nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm. Ông Mai Thế Sang, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y, cho biết: Thời gian tới, các địa phương cần chú trọng tuyên truyền, hướng dẫn người dân cách chọn giống có chất lượng tốt, góp phần nâng cao tầm vóc đàn gia súc. Đồng thời, chuyển giao, hỗ trợ người dân trong việc ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật, thực hiện tốt kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng, các quy trình phòng bệnh nghiêm ngặt, bảo vệ môi trường chăn nuôi... Tăng cường kiểm soát các loại dịch bệnh trong CNNH thông qua việc thành lập, kiện toàn ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh các cấp; tập huấn kỹ thuật nhằm nâng cao nhận thức của các hộ chăn nuôi về việc áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên các đối tượng con nuôi là gia súc, gia cầm. Đồng thời, thông tin đầy đủ, kịp thời về tình hình dịch bệnh để người dân biết và chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống. Ngoài ra, để phát triển CNNH theo hướng bền vững, các địa phương cần thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ các hộ chăn nuôi phát triển sản xuất, như: hỗ trợ vốn đầu tư chuồng trại, mở rộng quy mô sản xuất; hỗ trợ tiêm phòng để kiểm soát dịch bệnh, xây dựng công trình biogas; hỗ trợ cải tạo nâng cao tầm vóc đàn trâu, bò tại các hộ chăn nuôi thông qua công tác phối tinh nhân tạo... Đi đôi với đó, khuyến khích thành lập các tổ hợp tác chăn nuôi, HTX chăn nuôi nhằm tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm ổn định và hướng dần tới việc phát triển CNNH một cách chuyên nghiệp, bền vững.


Nguồn tin: Báo Thanh Hóa
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 25146


Các tin khác:
 Thanh Hoá công bố hết dịch bệnh Viêm da nổi cục trên trâu, bò (10/08/2021)
 Khống chế dịch bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò (01/07/2021)
 Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi (25/06/2021)
 Bảo vệ cây trồng, vật nuôi mùa nắng nóng (23/06/2021)
 Phát triển chăn nuôi theo hướng bền vững: Tổ chức sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị (07/06/2021)
 Phát triển chăn nuôi theo hướng bền vững: Cơ chế, chính sách khuyến khích - động lực để phát triển chăn nuôi (05/06/2021)
 Chăn nuôi an toàn sinh học vượt qua “bão” dịch bệnh (11/05/2021)
 Phát triển chăn nuôi đại gia súc ở Như Xuân (10/05/2021)
 Tỷ lệ tiêm phòng vắc-xin viêm da nổi cục trên trâu, bò đạt hơn 96% (06/05/2021)
 Phát triển chăn nuôi theo hướng tập trung, quy mô lớn (29/04/2021)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang