Số lượt truy cập
Hôm nay 31883
Hôm qua 39190
Tuần này 136587
Tháng này 3174413
Tất cả 192969997
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ hai, 31/05/2021
Huyện Mường Lát nỗ lực quản lý, bảo vệ rừng

Huyện Mường Lát có hơn 68.539 ha rừng. Rừng Mường Lát được xác định là vùng trọng điểm dễ xảy ra cháy trong mùa nắng nóng. Trên địa bàn huyện vào thời gian này, thời tiết diễn biến phức tạp, nắng nóng, khô hạn kéo dài, gió Lào hoạt động mạnh. Với 6.122,85 ha rừng tại xã Trung Lý và Nhi Sơn, là khu vực dọc biên giới giáp với hai huyện Viêng Xay và Xốp Bâu, tỉnh Hủa Phăn (Lào) vật liệu cháy như cây le, lau lách, thực bì rất dày, đã khô nỏ, được xác định luôn tiềm ẩn nguy cơ cháy rất cao, ở cấp rất nguy hiểm trong mùa nắng nóng.

Trước tình hình trên, Huyện ủy, UBND huyện, các xã, thị trấn, các ngành chức năng, chủ rừng và người dân trên địa bàn huyện Mường Lát đã chủ động thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp bảo vệ rừng (BVR), phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) với phương châm phòng là chính, chữa cháy phải khẩn trương, kịp thời, triệt để, hành động cương quyết, dứt khoát, không để cháy lan diện rộng, hạn chế thấp nhất thiệt hại do cháy rừng gây ra. Hạt Kiểm lâm huyện Mường Lát thường xuyên chỉ đạo kiểm lâm công tác tại địa bàn tăng cường xuống cơ sở, tham mưu cho cấp ủy, chính quyền cấp xã triển khai thực hiện Luật Lâm nghiệp; các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương Đảng, Chính phủ và tỉnh Thanh Hóa về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng (BV&PTR); phối hợp với chính quyền, MTTQ và các tổ chức đoàn thể tăng cường công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân tham gia BVR, PCCCR. Tiếp tục triển khai, thực hiện có hiệu quả Đề án “tiếp nhận và xử lý thông tin, kiến nghị, đề nghị của Nhân dân về công tác kiểm lâm”; tổ chức đối thoại với Nhân dân về công tác BV&PTR, về hoạt động của kiểm lâm ở cơ sở, nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của Nhân dân trong lĩnh vực lâm nghiệp; nâng cao vai trò, trách nhiệm của chủ rừng, chính quyền trong công tác quản lý Nhà nước về lâm nghiệp. Phối hợp với chính quyền, chủ rừng rà soát các vùng trọng điểm về khai thác, xâm lấn, phá rừng trái pháp luật; vùng trọng điểm có nguy cơ cháy cao để xây dựng phương án BVR, PCCCR phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương. Tham mưu kiện toàn ban chỉ đạo (BCĐ) về chương trình, mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững của cấp xã; dựng quy chế hoạt động, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên BCĐ, tập trung chỉ đạo công tác BVR, PCCCR ở từng thôn (bản); tổ chức ký cam kết BVR, PCCCR giữa trưởng thôn (bản) với chủ tịch UBND xã; phát huy vai trò của bí thư chi bộ, trưởng bản, trong công tác BV&PTR, PCCCR.

Hạt Kiểm lâm Mường Lát phối hợp với Ban Quản lý rừng phòng hộ Mường Lát, kiểm tra công tác phòng cháy, chữa cháy rừng tại thị trấn huyện Mường Lát.

Ông Nguyễn Văn Bính, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Mường Lát, chia sẻ: Ngay từ đầu năm 2021, đơn vị đã tham mưu cho Thường trực Huyện ủy, UBND, BCĐ thực hiện chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững huyện, ban hành các văn bản chỉ đạo cấp ủy, chính quyền cơ sở, các ban, ngành, cơ quan, đơn vị trên địa bàn thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12-1-2017 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, BV&PTR, các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, của tỉnh về công tác BV&PTR, PCCCR, nhằm huy động cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, MTTQ và các tổ chức đoàn thể, chủ rừng, đồn biên phòng tăng cường công tác tuyền truyền, vận động Nhân dân tham gia BVR, PCCCR; ưu tiên tuyên truyền về công tác PCCCR, xử lý nương rẫy, chống chặt phá rừng. Quan điểm chỉ đạo là: kiểm lâm địa bàn xuống thôn (bản) thì phải tuyên truyền mọi lúc, mọi nơi; phát huy vai trò của già làng, trưởng bản, những người có uy tín trong dòng họ, trưởng điểm nhóm tôn giáo trong công tác tuyên truyền, vận động. Những ngày nắng nóng có nguy cơ cháy rừng cao, phải chủ động tham mưu cho chủ tịch UBND xã, trưởng BCĐ thực hiện chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững các xã, thị trấn phân công cho thành viên BCĐ xuống thôn (bản) nhắc nhở, đôn đốc, cảnh báo nguy cơ cháy rừng để người dân biết, chấp hành; chỉ đạo kiểm lâm công tác tại địa bàn tham mưu cho UBND, BCĐ cấp xã xây dựng phương án BVR năm 2021, phương án PCCCR cấp xã giai đoạn 2021-2025; xây dựng kế hoạch huy động lực lượng, phương tiện, hậu cần tham gia chữa cháy rừng; rà soát các thôn, bản trọng điểm cháy rừng trên địa bàn 8 xã, thị trấn; củng cố kiện toàn lại các đội xung kích BVR và PCCCR các xã, thị trấn và các tổ (đội) BVR và PCCCR của các thôn (bản). Tổ chức quản lý chặt chẽ các nguyên nhân gây cháy rừng trên địa bàn, chủ yếu như đốt ong, xử lý thực bì làm nương rẫy và cháy lan từ Lào sang, phân công lực lượng kiểm lâm phối hợp với các chủ rừng Nhà nước, các xã trọng điểm kiểm soát chặt chẽ tình hình sản xuất nương rẫy của Nhân dân để phát hiện và ngăn chặn kịp thời các vụ phá rừng làm rẫy và xử lý thực bì cháy lan vào rừng. Do thực hiện đồng bộ các giải pháp về BVR, PCCCR, những tháng đầu năm 2021, an ninh rừng trên địa bàn huyện Mường Lát cơ bản ổn định, không có điểm nóng về khai thác, phá rừng, cháy rừng không xảy ra. Độ che phủ của rừng đến tháng 12-2020 tăng lên 77,07%.

Ban Quản lý rừng phòng hộ (BQLRPH) Mường Lát là chủ rừng Nhà nước được giao quản lý, sử dụng 3.866,47 ha rừng và đất lâm nghiệp. Giám đốc BQLRPH Mường Lát Nguyễn Văn Dũng cho biết: Hàng năm, ban đã xây dựng phương án giữ vững ổn định an ninh rừng và quản lý chặt chẽ nguồn lâm sản; phương án tác chiến chữa cháy rừng; kế hoạch PCCCR; xây dựng bản đồ quy hoạch đất gắn với quy hoạch 3 loại rừng. Các loại đất, loại rừng được quản lý, khai thác, sử dụng đúng mục đích, phù hợp tiêu chí quy định. Diện tích đất quy hoạch cho rừng sản xuất được điều chỉnh đã tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế huy động mọi nguồn lực để BV&PTR. Trong các giải pháp quản lý, BV&PTR, ban luôn chú trọng phối hợp với chính quyền địa phương có rừng để xác định ranh giới chủ quản lý, tổ chức đánh dấu mốc tạm thời tại các vị trí xung yếu để phân định rõ ràng. Tổ chức giao khoán một số diện tích rừng và đất lâm nghiệp gần dân cho các hộ dân địa phương nhận khoán quản lý, BV&PTR tận gốc; tuyên truyền cho các hộ chủ động PCCCR, BVR; ký cam kết không vi phạm Luật Lâm nghiệp. Hiện trạng quản lý sử dụng đất lâm nghiệp đơn vị quản lý không xảy ra tranh chấp, sử dụng đất sai mục đích, không để xảy ra tình trạng sử dụng rừng trái quy hoạch.

Kết quả nổi bật là diện tích rừng tự nhiên nghèo kiệt đã và đang phục hồi, phát triển ổn định. Tài nguyên rừng đầu nguồn sông Mã được quản lý, bảo vệ bền vững không những phát huy tốt tính năng phòng hộ, bảo vệ tính đa dạng sinh học, tạo cảnh quan môi trường mà còn tạo nguồn sinh thủy cho đầu nguồn sông Mã, cấp nước, giữ nước, điều tiết nước, bảo vệ các công trình thủy lợi trong vùng.

Nguồn tin: Báo Thanh Hóa
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 15169


Các tin khác:
 Tăng cường các giải pháp phòng cháy, chữa cháy rừng (31/05/2021)
 Hạt Kiểm lâm TP Thanh Hóa: Tăng cường quản lý các cơ sở chế biến lâm sản (02/05/2021)
 Bảo vệ và phát triển rừng bền vững ở huyện Lang Chánh (26/04/2021)
 Thanh Hóa: trên 19.000 ha rừng được cấp chứng chỉ FSC (22/04/2021)
 Phát triển vùng nguyên liệu tre, luồng gắn với chế biến (05/04/2021)
 Bảo vệ an toàn rừng đặc dụng vùng giáp ranh trên địa bàn huyện Thạch Thành (31/03/2021)
 Bảo vệ rừng vùng giáp ranh huyện Như Xuân với tỉnh Nghệ An (28/03/2021)
 Khôi phục và phát triển rừng lim xanh (22/03/2021)
 Phát huy lợi thế phát triển lâm nghiệp, khai thác bền vững rừng trồng (16/03/2021)
 Bảo vệ rừng ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hu (28/02/2021)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang