Số lượt truy cập
Hôm nay 51129
Hôm qua 39190
Tuần này 155833
Tháng này 3193659
Tất cả 192989243
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ sáu, 13/03/2020
Thúc đẩy sản xuất nông nghiệp trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19

Chiều 12-3, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức hội nghị trực tuyến bàn các giải pháp thúc đẩy sản xuất nông nghiệp trong điều kiện dịch bệnh COVID-19. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường chủ trì hội nghị



Tại hội nghị, các bộ, ngành, địa phương đã tập trung đánh giá và đưa ra các giải pháp trước những tác động của dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp, chưa dự báo được thời điểm kết thúc và đang ảnh hưởng tiêu cực tới tăng trưởng nông nghiệp.

Trong đó, chuỗi cung ứng toàn cầu bị gián đoạn do Trung Quốc là đối tác cung cấp hàng hóa đầu vào quan trọng với nhiều quốc gia và Tập đoàn đa quốc gia trên thế giới. Sự gia tăng căng thẳng thương mại và rủi ro, suy thoái kinh tế thế giới trên diện rộng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động thương mại toàn cầu nói chung, thương mại nông sản nói riêng.

Cùng với đó, thị trường nhiều mặt hàng nông sản có xu hướng giảm và chịu tác động từ chiến tranh thương mại giữa các nước lớn; Thẻ vàng xuất khẩu thủy sản khai thác biển do Ủy ban Châu âu đưa ra chưa được gỡ bỏ...

Đối với công tác phòng chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm, dịch tả lợn Châu phi đã cơ bản được khống chế nhưng vẫn gây khó khăn trong công tác tái đàn; hiện cả nước có 44 ổ dịch cúm gia cầm tại 14 tỉnh, thành phố, tổng số gia cầm chết, buộc tiêu hủy là 137.180 con. Các tỉnh đã hết dịch cúm gia cầm gồm Quảng Ninh, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Bình Dương. Thanh Hóa là 1 trong 10 tỉnh, thành phố chưa qua 21 ngày. Hiện dịch cúm gia cầm vẫn có nguy cơ bùng phát khi tổng đàn gia cầm hiện nay rất lớn. Dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, chưa dự báo được thời điểm kết thúc gây ảnh hưởng tiêu cực tới tăng trưởng kinh tế, gây ảnh hưởng trực tiếp tới sản xuất và hoạt động xuất, nhập khẩu, tiêu thụ nông sản hàng hóa của Việt Nam.

Phát biểu tại hội nghị trực tuyến , đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Đức Quyền cho biết: Năm 2020, Thanh Hóa phấn đấu tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp tăng từ 3% trở lên; tổng giá trị gia tăng là 14.974 tỷ đồng. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 nên việc chế biến, tiêu thụ một số sản phẩm nông, lâm, thủy sản gặp nhiều khó khăn, nhất là các nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc như: ớt, tinh bột sắn, rau quả, lợn sữa, thủy sản.

Việc không xuất khẩu được nông sản dẫn đến thu mua nông sản giảm, một số loại nông sản giảm giá, doanh nghiệp không thực hiện ký hợp đồng bao tiêu nông sản cho người dân, nhiều loại nông sản không tiêu thụ được, cụ thể, sản lượng ớt còn khoảng 4.000 tấn không tiêu thụ được; 35.000 tấn tinh bột sắn đang tồn tại kho của các nhà máy; sản lượng thủy sản, lợn sữa xuất khẩu giảm từ 30 đến 50%...

Về công tác phòng chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm, đối với dịch tả lợn Châu Phi tiếp tục được kiểm soát, dự kiến ngày 13-3, 100% huyện, thị xã, thành phố sẽ qua 31 ngày không phát sinh dịch bệnh và sẽ công bố hết dịch trên địa bàn. Đối với dịch cúm gia cầm A/H5N6, toàn tỉnh đã xảy ra tại 18 xã của 11 huyện làm 7.297 con gia cầm mắc bệnh và buộc phải tiêu hủy 54.465 con gia cầm. Hiện, tình hình dịch cúm gia cầm A/H5N6 trên địa bàn đã được khống chế, qua 10 ngày không phát sinh thêm ổ dịch mới.

Trên cơ sở tình hình thực tế, Thanh Hóa đã chủ động xây dựng các kịch bản phát triển kinh tế căn cứ theo tình hình, diễn biến của dịch bệnh COVID-19. Theo đó, nếu dịch bệnh COVID-19 được khống chế, dập tắt trong quý I, dự kiến giá trị sản xuất nông nghiệp sẽ giảm khoảng 230 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng nông, lâm, thủy sản năm 2020 giảm còn 2,5%. Nếu dịch bệnh COVID-19 được khống chế, dập tắt trong quý II, dự kiến giá trị sản xuất nông nghiệp sẽ giảm khoảng 380 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng nông, lâm, thủy sản năm 2020 giảm còn 2,2%...

Để thúc đẩy phát triển nông nghiệp trên địa bàn tỉnh năm 2020 trong điều kiện dịch bệnh COVID-19, với tinh thần khẩn trương, quyết liệt, bám sát chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thanh Hóa sẽ tập trung phòng chống, kiểm soát các loại dịch bệnh; thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang các loại cây trồng khác được thị trường nội địa ưa chuộng; tăng cường ứng dụng công nghệ trong sản xuất, chế biến và bảo quản; tập trung tái đàn, đẩy mạnh thu hút các doanh nghiệp tham gia liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông sản cho nông dân; đẩy mạnh khai thác hải sản và nuôi trồng thủy sản; khơi thông thị trường tiêu thụ nông sản, thúc đẩy xuất khẩu...

Thanh Hóa cũng kiến nghị với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quan tâm đáp ứng nhu cầu vắc-xin, hóa chất phòng dịch bệnh cho tỉnh; sớm hỗ trợ người chăn nuôi bị ảnh hưởng bới dịch bệnh; có giải pháp hỗ trợ nông dân các giải pháp kích cầu, quảng bá, giới thiệu và tiêu thụ các sản phẩm nông sản. Từ đó, giảm giảm tác động, ảnh hưởng của dịch bệnh đến đời sống của người dân. Đồng thời, Thanh Hóa cũng đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quan tâm đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn thực hiệ Dự án tiêu úng vùng 3 huyện Nông Cống, Dự án Nâng cấp hệ thống Thủy lợi sông Lèn.

Phát biểu kết luận hội nghị, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Hùng Cường nhấn mạnh, những tháng còn lại của năm 2020, toàn ngành cần tập trung triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp để đẩy mạnh sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản nhằm bảo đảm an ninh lương thực trong nước, tăng cường xuất khẩu, đạt được mục tiêu cao nhất mà Chính phủ đã đề ra.

Đồng chí đề nghị các địa phương có những điều chỉnh phù hợp về cơ cấu mùa vụ lúa; rà soát xây dựng, phát triển các vùng sản xuất đổi với các sản phẩm xuất khẩu chủ lực, có tín hiệu thị trường thuận lợi; phát triển các giống cây ăn quả có lợi thế tại các địa phương; khuyến khích các doanh nghiệp tăng cường đầu tư, đổi mới thiết bị, dây chuyền công nghệ tiên tiến, hiện đại, nâng cao công công suất chế biến, đa dạng các sản phẩm chế biến bảo đảm yêu cầu xuất khẩu nông sản.

Tiếp tục thực hiện các biện pháp kiểm soát dịch bệnh, đẩy nhanh tiến độ và quy mô tái đàn khôi phục đàn lợn nhằm ổn định thị trường và giá cả mặt hàng thịt lợn trong nước; đẩy mạnh công tác kiểm soát chất lượng con giống, sản phẩm giống trong sản xuất. Đồng thời, phối hợp với các hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp, ngành Công thương đẩy mạnh tổ chức xúc tiến thương mại, đưa hàng hóa nông sản vào tiêu thụ trong các hệ thống, chuỗi siêu thị lớn; khuyến khích các doanh nghiệp đẩy mạnh nâng cao chất lượng bảo quản, chế biến nông sản…



Nguồn tin: Báo thanh hóa
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 11891


Các tin khác:
 Tiếp tục thực hiện các giải pháp chống khai thác hải sản bất hợp pháp (12/03/2020)
 Thanh Hóa phê duyệt kế hoạch hỗ trợ kinh phí phát triển sản xuất nông nghiệp quy mô lớn (11/03/2020)
 Nâng cao tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến (11/03/2020)
 Triển khai các giải pháp chủ động đối phó với nguy cơ khô hạn cây trồng ở khu vực miền núi và trung du (09/03/2020)
 Chính phủ ban hành Kế hoạch tổng thể phát triển bền vững kinh tế biển (06/03/2020)
 Nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX nông nghiệp (04/03/2020)
 Đoàn công tác của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thanh Hóa do đồng chí Lê Đức Giang - Giám đốc Sở làm trưởng đoàn đã đến thăm quan và học tập kinh nghiệm tại tỉnh Hà Nam.  (03/03/2020)
 Chuẩn bị đầy đủ mọi điều kiện để tổ chức Hội chợ nông nghiệp và Tuần lễ dưa xứ Thanh (03/03/2020)
 Chấn chỉnh công tác xác nhận, chứng nhận thủy sản khai thác trên địa bàn tỉnh (03/03/2020)
 Nhân rộng mô hình liên kết chuỗi giá trị trong sản xuất nông nghiệp (03/03/2020)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang