Hiện nay phần lớn diện tích lúa trên địa bàn tỉnh đang trong thời kỳ sinh trưởng phát triển đẻ nhánh và làm đòng trổ bông. Để bảo đảm đủ nước cho nhu cầu sinh trưởng và phát triển của cây lúa, chủ động đối phó với dịch bệnh gây hại trên lúa, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có công văn đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị quản lý, khai thác các công trình thủy lợi tập trung thực hiện một số giải pháp.
Thanh Hóa hiện có 2.524 công trình thủy lợi đầu mối; trong đó có 610 hồ chứa, 1.023 đập dâng, 891 trạm bơm. Hệ thống hạ tầng thủy lợi đã và đang phục vụ tưới, tiêu ổn định cho 310.000 ha đất gieo trồng cây hàng năm. Nhiều năm qua, việc quản lý và vận hành các công trình thủy lợi đều được các đơn vị, địa phương thực hiện tốt, cơ bản bảo đảm nguồn nước phục vụ sản xuất trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, đa phần công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh đều đã được xây dựng lâu năm, không đồng bộ, việc đại tu, sửa chữa lại hạn chế, nên nhiều công trình đã xuống cấp.
Để đưa nước dưới suối lên những thửa ruộng cao phục vụ cày cấy, dân bản cao xứ Thanh đã chế tạo ra những chiếc guồng nước khổng lồ - được xem như những “cỗ máy” lấy nước độc đáo.
Đến tháng 12-2022, Công ty TNHH MTV sông Chu - Chi nhánh Thủy lợi Thạch Thành quản lý, khai thác 12 hồ chứa, 1 đập dâng và 23 trạm bơm tưới trên địa bàn huyện Thạch Thành. Do được xây dựng cơ bản đồng bộ từ hệ thống đầu mối đến kênh mương và được tu sửa thường xuyên, đã phát huy hiệu quả phục vụ sản xuất khá tốt, bảo đảm tưới cho gần 5.800 ha cây trồng vụ đông xuân, trong đó có 3.000 ha lúa.
UBND tỉnh vừa có văn bản về việc rà soát, điều chỉnh, bổ sung phương án phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu theo cấp độ rủi ro thiên tai trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa