Số lượt truy cập
Hôm nay 44754
Hôm qua 39190
Tuần này 149458
Tháng này 3187284
Tất cả 192982868
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ hai, 18/04/2022
Thành công trong chuyển giao KH&CN và ứng dụng vào sản xuất giống, nuôi trồng nấm đông trùng hạ thảo (Cordyceps Militaris L.ex Fr.) tại Viện Nông nghiệp Thanh Hóa


          Đông trùng hạ thảo được xem là loại thảo dược quý trong các loại thảo dược. Hai loài được sử dụng rộng rãi trong y học là Cordyceps Sinensis và Cordyceps Militaris. Loài Cordyceps Sinensis đã được sử dụng rất lâu nhưng chúng có giá thành rất cao do rất khó để nuôi trồng mà chỉ được thu hái ngoài tự nhiên với sản lượng rất thấp. Trong khi đó loài Cordyceps Militaris ngày càng được sử dụng phổ biến hơn và có thể được nuôi cấy trong môi trường nhân tạo với thành phần cơ chất chủ yếu là các loại ngũ cốc và trên ký chủ nhộng tằm. Loài Đông trùng hạ thảo CordycepsMilitaris chứa các hợp chất có hoạt tính sinh học đặc biệt là Cordycepin, adenosin, polysaccharides, ergosterol và mannitol có khả năng chống ung thư tương tự như Cordyceps Sinesis nhưng có thể dễ dàng nuôi trồng trong môi trường nhân tạo do đó nấm Cordyceps Militaris có giá trị sử dụng cao.


Ảnh 1: Đông trùng hạ thảo

Trên thế giới và Việt Nam đã có một số công trình nghiên cứu nuôi trồng thành công nấm Đông trùng hạ thảo Cordyceps Militaris L.ex Fr trên môi trường nhân tạo. Tuy nhiên việc chuyển giao công nghệ nuôi trồng khá đắt đỏ nên giá thành sản phẩm tương đối cao. Do đó, nuôi trồng Cordyceps Militaris L.ex Fr đang là vấn đề nóng ở nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam, nhất là khi bệnh ung thư đang ngày một gia tăng ở một số nước hiện nay. Tại Thanh Hóa, một số đơn vị đã nghiên cứu, sản xuất Đông trùng hạ thảo (Cordyceps Militaris L.ex Fr), nhưng mới chỉ dừng lại ở mức độ nhỏ lẻ, nhiều đơn vị có nhu cầu sản xuất lớn nhưng chưa đủ điều kiện để sản xuất do đó người dân thường sử dụng sản phẩm trôi nổi trên thị trường với giá thành cao, nguồn gốc xuất xứ không rõ ràng nên hiệu quả thấp.

Để làm chủ công nghệ sản xuất và cung cấp sản phẩm chất lượng cao đến tay người dân trong tỉnh, từ năm 2017 đến năm 2019 Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đã tiếp nhận chuyển giao các quy trình công nghệ sản xuất giống và nuôi trồng nấm Đông trùng hạ thảo (Cordyceps Militaris L.ex), đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, máy móc, thiết bị hiện đại, phù hợp với yêu cầu công nghệ như: nhà xưởng sản xuất, phòng ươm sáng, ươm tối, hệ thống nhà lạnh nuôi trồng, đèn chiếu sáng công nghệ cao, máy sấy...Kết quả ứng dụng công nghệ vào sản xuất thử nghiệm đã đạt được 2.500 ống giống cấp 1; 500 lít giống cấp 2; 20.316 hộp Đông trùng hạ thảo tươi thành phẩm và 31.38 kg Đông trùng hạ thảo khô.


Ảnh 2: Đông trùng hạ thảo sản xuất tại Viện Nông nghiệp Thanh Hóa

         Đến nay, Công nghệ đã được hoàn thiện và cải tiến thành công môi trường nuôi cấy với gạo lứt được sử dụng làm cơ chất nền phù hợp với năng suất sinh học cao nhất. Giống Cordyceps Militaris được phục tráng thường xuyên để tránh thoái hóa làm giảm chất lượng sản phẩm. Sản phẩm hàng năm cung cấp cho thị trường khoảng 50.500 hộp Đông trùng hạ thảo tươi thành phẩm và 50 kg Đông trùng hạ thảo khô cung cấp cho thị trường với giá thành thấp. Ngoài ra, các sản phẩm khác từ Đông trùng hạ thảo như rượu Đông trùng hạ thảo, trà Đông trùng hạ thảo đã được Viện Nông nghiệp nghiên cứu và ứng dụng vào sản xuất thành công. Các sản phẩm được Viện kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm Quốc Gia và Trung tâm dịch vụ tiêu chuẩn đo lường chất lượng thuộc chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng Thanh Hóa đánh giá và chứng nhận cho thấy hàm lượng các hoạt chất sinh học Cordycepin,  Adenosine đều cao hơn các đơn vị sản xuất trong nước đã công bố.

Có thể nói đây là mô hình ứng dụng KHCN vào sản xuất tại Thanh Hóa mang lại nhiều giá trị cả về kinh tế cũng như giá trị khoa học, y học giúp người dân được tiếp cận và sử dụng sản phẩm có chất lượng tốt, phù hợp với mức thu nhập, góp phần nâng cao sức khỏe cộng đồng./.

Nguồn tin: Nguyễn Văn Hóa - Phòng Quản lý khoa học, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 13518


Các tin khác:
  Nuôi cá Hồng Mỹ trong ao hồ - Một hướng đi mới, an toàn hiệu quả (15/04/2022)
  Vai trò, ý nghĩa của vắc xin phòng bệnh trong chăn nuôi nông hộ (15/04/2022)
  Cam Hùng Hải Vân Du - Thạch Thành sản phẩm OCOP cấp tỉnh (15/04/2022)
  Tập huấn nâng cao năng lực về truyền thông quản lý rừng bền vững (14/04/2022)
 Trung tâm nghiên cứu Vịt Đại Xuyên bàn giao giống Vịt Biển cho các hộ dân tham gia mô hình “Phát triển mô hình chăn nuôi Vịt Biển an toàn sinh học” (04/04/2022)
 Máy tinh lọc mật ong (11/03/2022)
 Ứng dụng chế phẩm sinh học trong chăn nuôi gà  (11/03/2022)
  Một số bài học kinh nghiệm và hiệu quả kinh tế trong nuôi cá chẽm qua đông trong ao đất (11/03/2022)
  Hướng dẫn kỹ thuật chế biến thức ăn viên hỗn hợp trong chăn nuôi (11/03/2022)
  Một số lưu ý chăm sóc lúa xuân sau cấy (11/02/2022)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang