Theo giới chuyên gia, để phát triển bền vững trong tương lai, nông nghiệp cần bắt kịp xu hướng chuyển đổi số, chứ không dừng lại ở canh tác, sản xuất, kinh doanh theo phương thức truyền thống. Chuyển đổi số trong nông nghiệp giúp nâng cao năng suất làm việc, nâng cao lợi nhuận, tối ưu hóa sản xuất và đem lại cơ hội mở rộng cao hơn. Chuyển đổi số trong nông nghiệp đang gặp rất nhiều rào cản và chưa thể thành công. Vậy chuyển đổi số thế nào để thúc đẩy nông nghiệp?
Sáng 1-12, Chính phủ đã họp Phiên thường kỳ tháng 11-2022. Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp.
Là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ, VNPT Thanh Hóa đã xác định vai trò “hạt nhân” tiên phong trong quá trình chuyển đổi số (CĐS) tỉnh Thanh Hóa. Thông qua nhận thức và tầm nhìn chiến lược, VNPT đã nghiên cứu, phát triển hệ sinh thái CĐS trên 3 trụ cột: chính quyền số, kinh tế số và xã hội số, tạo động lực thúc đẩy sự tham gia của mọi thành phần trong xã hội vào công cuộc CĐS.
Xây dựng chính quyền điện tử, hướng đến chính quyền số là mục tiêu quan trọng mà tỉnh ta hướng tới khi ban hành Nghị quyết số 06-NQ/TU về “Chuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Thực hiện mục tiêu này, các cấp, ngành từ tỉnh đến cơ sở đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào công tác quản lý, điều hành và triển khai thực hiện nhiệm vụ, góp phần đổi mới hoạt động của bộ máy chính quyền các cấp, phục vụ người dân và doanh nghiệp ngày càng tốt hơn.
Là một trong những ngân hàng đồng hành với người nông dân, doanh nghiệp (DN) trong nhiều năm qua, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Chi nhánh Bắc Thanh Hóa (Agribank Bắc Thanh Hóa) đã và đang sử dụng nguồn vốn hiệu quả, cho vay với lãi suất ưu đãi, góp phần hỗ trợ nông dân, DN trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn phát triển. Nhất là các kênh huy động vốn của Agribank Bắc Thanh Hóa luôn hoạt động ổn định, an toàn, nhiều chương trình tri ân hấp dẫn, đem lại một trong những lựa chọn tối ưu để người dân gửi gắm các khoản tiền nhàn rỗi.