Số lượt truy cập
Hôm nay 17604
Hôm qua 58866
Tuần này 181174
Tháng này 3219000
Tất cả 193014584
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ năm, 27/10/2022
Hiệu quả bước đầu mô hình “Sản xuất bí xanh an toàn gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm”

Vụ Xuân-Hè năm 2022, từ nguồn kinh phí khuyến nông địa phương, Trung tâm Khuyến nông Thanh Hóa phối hợp với Trung tâm DVNN huyện Đông Sơn triển khai mô hình “Sản xuất bí xanh an toàn gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm”, tại xã Đông Yên (Đông Sơn), quy mô 5 ha, với 20 hộ tham gia. Các hộ tham gia mô hình được Nhà nước hỗ trợ 50% giống và phân bón, được cán bộ kỹ thuật Khuyến nông tập huấn về kỹ thuật thâm canh cây bí xanh an toàn.

Để triển khai mô hình thành công, công tác chọn điểm chọn hộ đã được thực hiện bài bản ngay từ đầu. Theo đây, đã chọn được 20 hộ tham gia mô hình là những hộ có kinh nghiệm và trình độ thâm canh cây rau màu. Cánh đồng thực hiện mô hình là khu vực tưới tiêu thuận lợi, chuyên sản xuất cây rau các loại phục vụ cho thị trường.


Thực tế cho thấy, xã Đông Yên trong thời gian qua đã thực hiện tốt công tác chuyển dịch cơ cấu cây trồng, đẩy mạnh sản xuất rau màu các loại phục vụ cho thị trường. Tuy nhiên trình độ thâm canh người dân chưa đồng đều, đặc biệt việc tuân thủ các quy trình an toàn trong sản xuất rau, màu các loại có lúc còn chưa được các hộ quan tâm. Chính vì vậy, mô hình được triển khai với mục đích giúp bà con nông dân ứng dụng đồng bộ tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất từ khâu làm đất, chọn giống, trồng, chăm sóc đến thu hoạch, tạo ra sản phẩm an toàn để đưa ra thị trường. Được sự chỉ đạo sát sao của cán bộ khuyến nông và tập trung chăm sóc của bà con nông dân, áp dụng tốt các kỹ thuật, nên cây bí xanh trong mô hình sinh trưởng, phát triển tốt, sạch sâu bệnh, tỷ lệ ra hoa, đậu quả cao.



Ông Đàm Quang Lượng – Cán bộ kỹ thuật Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp Đông Sơn cho biết “Qua đánh giá thực tế cho thấy, đây là mô hình có triển vọng, mang lại hiệu quả kinh tế, nâng cao thu nhập cho người nông dân, năng suất trong mô hình đạt trên 40 tấn/ha, cao hơn so với đại trà 10-20%. Đặc biệt, do sản xuất theo quy trình an toàn nên toàn bộ sản phẩm của mô hình đã được doanh nghiệp ký hợp đồng bao tiêu. Tin tưởng với hiệu quả mô hình đem lại sẽ tiếp tục được nhân rộng trong thời gián sắp tới”./.

Nguồn tin: Nguyễn Trọng Minh – TT Khuyến nông Thanh Hóa
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 8926


Các tin khác:
 Hiệu quả mô hình “Ứng dụng kỹ thuật canh tác lúa thông minh trong sản xuất lúa chế biến gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm” (27/10/2022)
 Nguyên nhân và giải pháp khắc phục tình trạng “Stress nhiệt” trên đàn gia cầm trong chăn nuôi nông hộ (27/10/2022)
 Hiện trạng, giải pháp phát triển nghề nuôi lồng bè trên biển bền vững tại Thanh Hoá. (26/10/2022)
 Ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong nuôi trồng thủy sản vụ thu đông (10/10/2022)
 Thanh Hóa: Hiệu quả bước đầu mô hình “Sản xuất lúa chất lượng BT09 theo chuỗi giá trị hàng hóa”. (05/10/2022)
 Mô hình nuôi các vược hiệu quả cao (13/09/2022)
 Mô hình chăn nuôi gà thả vườn (13/09/2022)
 Khởi sắc ở làng nghề sản xuất cá giống Minh Tâm (13/09/2022)
  Phương pháp chăm sóc đàn gia súc, gia cầm trong mùa mưa bão (12/09/2022)
 Thanh Hóa: Bàn giao gà giống và thuốc thú y cho các hộ tham gia mô hình chăn nuôi gà thịt lông màu gắn với tiêu thụ sản phẩm năm 2022 (07/09/2022)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang