Số lượt truy cập
Hôm nay 40849
Hôm qua 39190
Tuần này 145553
Tháng này 3183379
Tất cả 192978963
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ ba, 13/09/2022
Mô hình chăn nuôi gà thả vườn

Hướng đến phát triển nông nghiệp bền vững, nâng cao giá trị sản phẩm và hiệu quả kinh tế trên từng đơn vị canh tác, trong nhiều năm qua, xã Xuân Hồng huyện Thọ Xuân đã vận động người dân tích tụ, tập trung đất đai; mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ theo hướng tích cực. Bên cạnh đó, xã cũng phối hợp với Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện hướng dẫn người dân về kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, cách phòng trừ dịch bệnh,... Hỗ trợ người dân trong ứng dụng các tiến bộ về khoa học - kỹ thuật, đẩy mạnh phát triển chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học, tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ tham gia chuỗi liên kết, ổn định đầu ra cho sản phẩm. Từ đó, đã giúp người dân thay đổi tư duy sản xuất, mạnh dạn đầu tư xây dựng trang trại trồng trọt và chăn nuôi quy mô lớn, hạn chế dịch bệnh, tiết kiệm chi phí đầu tư, giảm thiểu ô nhiễm môi trường...

Điển hình về chăn nuôi gà thả vườn ở xã Xuân Hồng có thể kể đến trang trại chăn nuôi gà của anh Trịnh Phú Tuân. Sau thời gian tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm từ các trang trại trồng trọt, chăn nuôi, cùng sự khích lệ, động viên, giúp đỡ của chính quyền xã, anh Tuân đã chuyển đổi diện tích trồng lúa kém hiệu quảsang chăn nuôi gà, xây dựng trang trại chăn nuôi gà theo hướng công nghệ cao, kết hợp trồng cây ăn quả với tổng đàn trên 2 vạn con. Anh Tuân chia sẻ:Năm 2016, nhận thấy nghề chăn nuôi gà khá phù hợp với hoàn cảnh gia đình do đó tôi đã đi học hỏi kinh nghiệm, mô hình các địa phương khác, với tổng diện tích 2,5 ha, khi thiết kế xây dựng tôi chia thành 4 khu nuôi gà vơi diện tích  2000m2, số diện tích còn lại thì dùng để trồng cây ăn quả và làm sân chơi cho gà”.

Để nâng cao hiệu quả chăn nuôi, tránh rủi ro khi dịch bệnh xảy ra, anh Tuân xây dựng các khu chăn nuôi cách biệt nhau, phân khu theo từng giai đoạn sinh trưởng của gà, tạo thuận lợi trong quá trình chăm sóc. Chính nhờ cách làm này mà trại gà luôn có các lứa gối nhau giúp cho người nuôi giảm áp lực về đầu tư, ngoài ra tại các khu chuồng. Với 4 trại luân phiên, vào gà chuồng này cách chuồng kia 20-25 ngày, tiện cho việc xuất bán đầu ra, vừa đảm bảo nguồn vốn hợp lý. Trong nhà nuôi bằng đệm lót sinh học, khu chăn thả tạo sự thông thoáng, trong chuồng cũng tạo sự thông thoáng, tạo khí hậu tốt cho gà, không bị các bệnh cho gà.

Sở dĩ từ ngày mở trang trại chăn nuôi gà đến nay trải qua 6 năm trang trại vẫn an toàn trước diễn biến phức tập của dịch bệnh đó là nhờ phương cách chăn nuôi theo kiểu bán chăn thả, khi xây dựng trang trại nhờ việc để dành một phần lớn diện tích làm vườn, tạo môi trường thông thoáng để không khí lưu thông, cho gà thường xuyên vận động ngoài trời để tăng miễn dịch tự nhiên. Bảo đảm mật độ nuôi thả thích hợp tránh để xảy ra các vấn đề về sức khỏe. Áp dụng các biện pháp an toàn sinh học như vệ sinh chuồng trại và bãi chăn thả, phòng bệnh bằng vắc xin, các chế phẩm sinh học... Ngoài ra con giống gà phải được mua từ cơ sở sản xuất có uy tín.  Trong quá trình nuôi không sử dụng thuốc kháng sinh, chất kích thích tăng trưởng hoặc kích thích sản lượng trứng:

          Hiện nay, trang trại của anh đang liên kết sản xuất, tiêu thụ gà thương phẩm cho các chợ đầu mối trong và ngoài tỉnh nên đầu ra của sản phẩm ổn định, thu nhập tốt từ 500-700 triệu/năm.

        Thời gian tới, xã Xuân Hồng tiếp tục khuyến khích người dân thực hiện tích tụ, tập trung đất đai, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, ứng dụng các tiến bộ khoa học – kỹ thuật trong chăn nuôi, tích cực tuyên truyền, khyến khích các hộ chăn nuôi thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm. Bên cạnh đó, xã phối hợp với phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn, trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện, mở các lớp tập huấn để chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật cho người chăn nuôi./.


Nguồn tin: Nguyễn Hữu Hùng - TT Khuyến nông Thanh Hóa
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 9841


Các tin khác:
 Khởi sắc ở làng nghề sản xuất cá giống Minh Tâm (13/09/2022)
  Phương pháp chăm sóc đàn gia súc, gia cầm trong mùa mưa bão (12/09/2022)
 Thanh Hóa: Bàn giao gà giống và thuốc thú y cho các hộ tham gia mô hình chăn nuôi gà thịt lông màu gắn với tiêu thụ sản phẩm năm 2022 (07/09/2022)
  Nuôi vịt trong nhà lạnh theo kỹ thuật của công ty CP (24/08/2022)
  Hiểu đúng câu tục ngữ "Cà làng Hạc ăn gãy răng" (24/08/2022)
  Thăm và kiểm tra các mô hình sản xuất lúa vụ Mùa thuộc chương trình khuyến nông địa phương năm 2022 (15/08/2022)
  Lợi ích và hiệu quả từ việc nuôi cá biển trong ao đất (15/08/2022)
  Một số quan tâm khi tự phối trộn thức ăn trong chăn nuôi (15/08/2022)
 Thanh Hóa : Hiệu quả mô hình sản xuất ngô sinh khối làm thức ăn xanh cho chăn nuôi gia súc (03/08/2022)
  Khởi nghiệp thành công nhờ nuôi vịt siêu thịt kết hợp nuôi cá nước ngọt (03/08/2022)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang