Số lượt truy cập
Hôm nay 49537
Hôm qua 39190
Tuần này 154241
Tháng này 3192067
Tất cả 192987651
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ sáu, 17/09/2021
Vai trò của phân bón hữu cơ trong sản xuất nông nghiệp.

Từ ngàn đời xưa cho đến nay, trong đầu tư sản xuất nông nghiệp không thể không có phân hữu cơ (phân chuồng), nhất là trong những năm trước thế kỷ 20, lượng phân chuồng được bón từ 10- 20 tấn/ha, có nhiều diện tích bón tới 25- 30 tấn/ha. Song đến những năm đầu thế kỷ 21, do những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp như: tiến bộ về giống, phân bón vô cơ (đạm- lân – kali) phát triển lớn; chăn nuôi theo hướng công nghiệp, nông dân sinh hoạt cũng theo hướng công nghiệp… nên lượng phân chuồng đầu tư vào sản xuất thâm canh cây trồng ngày càng giảm, thậm chí là không có. Đầu tư vào sản xuất  hiện nay chủ yếu phụ thuộc vào nguồn phân vô cơ như: NPK, đạm, lân, kali và các loại phân vi sinh. Đây chính là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng lớn đến chất lượng, kết cấu của đất… dẫn đến đất bị bạc màu trên quy mô lớn và sẽ mất nguồn tư liệu sản xuất quan trọng của nông dân.

Do đó, để ổn định lâu dài và không ngừng tăng độ phì cho đất thì cần phải đẩy mạnh biện pháp sử dụng phân chuồng trong sản xuất thâm canh cây trồng và góp phần cải tạo đất bền vững hơn.

Nguồn phân chuồng là tổng hợp của tất cả các sản phẩm, phế phụ của nông nghiệp như: rơm, rạ, thân lá cây các loại, phân gia súc, gia cầm… được phối hợp ôn, ủ tạo nên. Trong mỗi tấn phân chuồng, tùy theo từng loại có từ 2,3- 3,0% phân đạm; 1,3- 1,7% kali và 3-4% lân. Đồng thời cón có cấc chất trung, vi lượng và hỗn hợp chính sẽ đạo độ mùn cho đất từ 25-30%.

Chât lượng và hiệu quả của phân chuồng càng lớn đối với cây trồng chụ thuộc vào chế độ xử lý ôn, ủ hợp lý. Khi sử dụng bón cho cây trồng thì cây vừa sử dụng hết nguồn dinh dưỡng, vừa tạo môi trường ao toàn và vừa góp phần cải tạo đát tốt nhất.

Chính vì vậy, vai trò của phân chuồng có ý nghĩa và có tính chất rất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, hướng tới một nên nông nghiệp xanh- sạch – an toàn và bền vững.

 Qua những kết luận từ các nghiên cứa của cac nhà khoa học và thực tế trong sản xuất về sử dụng phân bón hữu cơ đem lại những lợi ích cụ thể là:

- Cải tạo đáng kể tính chất lý hóa trong đất: Kết cấu cẩu đất được cải thiện, tăng độ mùn, tăng độ PH trong đất, tăng khả năng giữ ẩm (giữ nước) hoặc thất thoát phân vô cơ tạo điều kiện để cây trồng phát triển tốt hơn (cây trồng huy động tối đa nguồn dinh dưỡng và cân bằng sinh thái, tăng khả năng kháng sâu bệnh và thời tiết)

- Góp phần cải tạo môi trường sinh thái an toàn: hạn chế có hiệu quả sự phát sinh phát triển của vi sinh vật và côn trùng có hại cho cây trồng. Đồng thời, vừa giảm lượng phân bón vô cơ, vừa hạn chế việc sử dụng thuốc trừ sâu độc hại tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật, côn trùng có lợi phát triển nhằm giữ vững môi trường sinh thái chung cho toàn cộng đồng.

Để hướng đến một nền nông nghiệp Xanh – Sạch- an toàn - bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp trong sản xuất nông nghiệp cần phải đẩy mạnh và khuyến khích toàn dân sản xuất theo hướng hữu cơ. Một trong những giải pháp kỹ thuật đó là:

+ Tăng cường mọi khả năng nguồn lự để sản xuất phân bón hữu cơ từ các nguồn phế phụ phẩm nông nghiệp.

+ Các địa phương cần phát động phòng trào toàn dân tham gia vì một nền nông nghiệp xanh và môi trường trong sạch.  

+ Tận dụng tối đa nguồn phụ phẩm như: rơm, rạ, phân gia súc, gia cầm, nguồn nước Biogass để ản xuất phân bón hữu cơ.

+ Không đốt rơm, rạ làm ảnh hướng tới môi trường, an toàn cho giao thông…

+ Không sử dụng nguồn phân gia súc gia cầm chưa qua chế biến ôn ủ.

Hy vọng rằng các địa phương cùng toàn thể bà con nông dân sẽ thực hiện chương trình sản xuất phân bón hữu cơ và phát triển nền nông nghiệp hữu cơ an toàn bèn vững./.

Nguồn tin: Thu Hiền - TTKN Thanh Hóa
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 12549


Các tin khác:
 Một số biện pháp phòng chống dịch bệnh mùa mưa bão. (13/09/2021)
 Sử dụng Vitamin C trong chăn nuôi. (17/08/2021)
 Vụ chiêm xuân 2021 - Thanh Hóa được mùa toàn diện. (17/07/2021)
 Thanh Hoá: Phát triển các mô hình liên kết sản xuất nâng cao hiệu quả kinh tế vụ Đông Xuân 2020 – 2021. (17/07/2021)
 Hiệu quả từ mô hình chăn nuôi vịt biển tại xã Hà Vinh, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa. (12/07/2021)
 Nguy cơ xâm nhập bệnh lùn sọc đen hại lúa Mùa. (17/06/2021)
 Chăm sóc lúa mùa sau cấy (16/06/2021)
 Khắc phục hiện tượng ngộ độc hữu cơ cho lúa trong vụ mùa. (04/06/2021)
 Một số vấn đề lưu ý khi sử dụng thức ăn chăn nuôi gà (15/04/2021)
 Một số lưu ý khi thu gom và bảo quản trứng ấp. (15/04/2021)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang